Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Qua thống kê, có nhiều trường hợp dù đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm Covid 19. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có cách nào giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm hay không?
Hiện tại, tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác đang đẩy mạnh việc tiêm đủ 2 liều cho người dân. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người dân đã tiêm đủ liều vắc xin Covid 19 những vẫn bị nhiễm bệnh. Hiện tượng bị nhiễm bệnh Covid 19 sau khi tiêm đủ liều vắc xin không phải là mới. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh ở mỗi người là khác nhau.
Vắc xin Covid 19 giúp cho hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết và chiến đấu khi có virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, vắc xin không đem lại hiệu quả tức thì mà cần có thời gian để phát huy khả năng bảo vệ cao nhất.
Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước virus gây bệnh Covid 19 thường là 14 ngày sau khi tiêm đủ liều. Điều đó có nghĩa là khi vắc xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ, bạn vẫn có thể mắc Covid 19 trước hoặc sau khi tiêm chủng.
Nếu sau hai tuần khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid 19, bạn vẫn nhiễm bệnh sau thời điểm này, bạn đã bị lây nhiễm đột phá.
Tuy nhiên, lây nhiễm đột phá xảy ra không phổ biến và xác suất nhiễm ở mỗi người là khác nhau. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà có người có nguy cơ cao, người có nguy cơ thấp.
Không có loại vắc xin nào có hiệu quả bảo vệ cơ thể lên tới 100%. Mỗi loại vắc xin khác nhau có mức độ giảm rủi ro tương đối là khác nhau. Hiện tại ở nước ta đang có 7 loại vắc xin được phép lưu hành và sử dụng.
Dựa vào thử nghiệm lâm sàng thì hiệu quả vắc xin của Pfizer là 95%, vắc xin Moderna là 94%, vắc xin AstraZeneca từ 70-81%, vắc xin Janssen từ 66-72%, vắc xin Sputnik V là 91,6 %, vắc xin Sinopharm là 78 % và vắc xin Hayat-Vax là 79%.
Bạn cần lưu ý là khi nói hiệu quả đạt 95% không có nghĩa là cứ 100 người tiêm thì 95 người không bị nhiễm, mà nó có nghĩa là xác suất bị nhiễm bệnh đối với những người được tiêm vắc xin thấp hơn 95% so với những người không tiêm vắc xin.
Không có vắc xin nào có hiệu quả mãi mãi, mà chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định.
Dựa theo nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng khả năng bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2 của vắc xin Pfizer sẽ giảm dần trong sáu tháng sau khi tiêm chủng. Điều này đã được chứng minh tại Israel, nơi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, còn quá sớm để biết về hiệu quả của vắc xin sau sáu tháng đối với vắc xin tiêm 2 mũi, nhưng nó có thể giảm hơn nữa.
Nguy cơ nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của mỗi cá nhân. Khả năng miễn dịch thường giảm khi tuổi càng tăng.
Do đó, những người lớn tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh lý nền về phổi, tim mạch, huyết áp, tiểu đường..., có thể có mức độ bảo vệ của vắc xin phòng Covid 19 thấp hơn, hoặc khả năng bảo vệ của họ có thể suy yếu nhanh hơn.
Một yếu tố quan trọng khác khiến vắc xin có thể giảm hiệu quả là các biến thể đáng quan ngại mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Từ dữ liệu từ Y tế Công cộng Anh cho thấy đối với biến thể Alpha, hai liều vắc xin Pfizer giúp giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng Covid 19. Trong khi đó, mức độ bảo vệ giảm xuống còn 88% ở biến thể Delta.
Bạn nên hạn chế các thức uống có cồn và các chất kích thích. Khi uống quá nhiều rượu các chức năng của các tế bào bạch cầu có thể bị ức chế và khả năng chống nhiễm trùng của bạn bị giảm xuống. Ngoài ra, việc hút thuốc lá sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản ở cả người hút và người hít phải khói thuốc.
Bạn cần có sức đề kháng tốt để giảm thiểu nguy cơ mắc Covid 19. Giảm bớt căng thẳng, ngủ đủ giấc là điều quan trọng, việc ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất, bao gồm các nhóm như tinh bột, rau củ quả, chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, chất béo. Ngoài ra, trái cây, rau củ, các loại hạt, đậu là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, một chế độ ăn quá nhiều calo sẽ khiến bạn bị thừa cân và dễ bị nhiễm trùng, khiến hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị suy giảm.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể dục thể thao cũng rất quan trọng, điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và bảo vệ cơ thể.
Vắc xin phòng Covid 19 sẽ không bảo vệ bạn 100% khỏi virus, tuy nhiên việc tiêm chủng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh, giảm các triệu chứng nặng và không qua khỏi.
Bạn cần tiêm đủ hai liều vắc xin để vắc xin đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hơn hết, dù đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa Covid 19, chúng ta vẫn cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y Tế.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.