Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đã bao giờ bạn nghe đến cụm từ “Victim blaming”? Đây là hành động hạ thấp giá trị của nạn nhân cũng như tạo cơ hội cho những kẻ thích phán xét nạn nhân. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn.
Victim blaming còn gọi là đổ lỗi cho nạn nhân. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến. Bởi vì mọi người đưa ra những quy kết sai lầm để giải thích các sự kiện đã xảy ra. Đổ lỗi cho nạn nhân có thể giúp bảo vệ thế giới quan của số đông mọi người, nhưng lại khiến những người bị tổn thương mất đi sự đồng cảm và hỗ trợ mà họ cần. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cụ thể về Victim blaming nhé!
Victim blaming còn gọi là đổ lỗi cho nạn nhân. Sự đổ lỗi này có thể xuất hiện dưới hình thức tiêu cực từ các chuyên gia pháp lý, chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần, cũng như từ giới truyền thông, các thành viên trong gia đình và những người quen khác của nạn nhân. Đây là hành vi gây tổn hại, loại bỏ trách nhiệm của người phạm tội.
Victim blaming thể hiện rõ nhất qua các vụ xâm hại tình dục và tấn công tình dục. Thông thường trong đó nạn nhân thường bị buộc tội mời tấn công, tạo cơ hội cho kẻ ác tấn công là do quần áo hoặc hành vi của nạn nhân.
Thông thường thủ phạm đổ lỗi cho nạn nhân để biện minh cho hành động của mình, đồng thời để tránh bị trừng phạt cũng như để tiếp tục duy trì quyền tự do lạm dụng trong tương lai. Sự biện minh của thủ phạm cho hành động của mình và việc tiếp tục lạm dụng xuất phát từ ý thức về quyền được hưởng, mong muốn có quyền lực đối với người khác.
Giả thuyết thế giới công bằng dựa trên niềm tin rằng thế giới là một nơi an toàn, công bằng, nơi mọi người nhận được những gì họ xứng đáng. Những người tin vào thế giới công bằng này chắc chắn sẽ tin rằng hệ thống xã hội mà họ đang hưởng thụ là công bằng, hợp pháp và chính đáng.
Nhận thức của của những người có niềm tin này là những điều tốt xảy ra với người tốt và những điều xấu xảy ra với người xấu. Do đó, sự việc tồi tệ xảy ra là do lỗi của nạn nhân. Nói cách khác, thế giới công bằng sẽ không có nạn nhân vô tội, đau khổ mà có ai đó xứng đáng với sự bất hạnh của họ.
Những người có niềm tin vào lý thuyết bất khả xâm phạm có nghĩa là họ đổ lỗi cho nạn nhân như một phương tiện để bảo vệ cảm giác bất khả xâm phạm của chính họ. Ngay cả bạn bè, người thân gia đình của nạn nhân cũng có thể đổ lỗi cho nạn nhân để tự trấn an mình.
Điều này có thể ví dụ như cách họ suy nghĩ sau khi sự việc xảy ra: “Cô ấy bị cưỡng hiếp vì đi bộ về nhà một mình trong đêm. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó nên tôi sẽ không bị cưỡng hiếp.”
Điều này trấn an mọi người rằng miễn là họ không hành động như nạn nhân đã làm vào thời điểm bị tấn công thì họ sẽ không thể bị tổn thương.
Một hiện tượng tâm lý góp phần vào xu hướng victim blaming này là lỗi quy kết cơ bản. Thành kiến này liên quan đến việc quy kết hành vi của người khác là do các đặc điểm cá nhân nội tại, đồng thời bỏ qua các ảnh hưởng biến số bên ngoài.
Những người có hiện tượng tâm lý này có xu hướng cho rằng thất bại của họ là do thuộc tính môi trường và thành công của họ là do thuộc tính cá nhân. Tình trạng này phát triển nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hội chứng sợ thất bại.
Liên hệ với những sự kiện xảy ra thì những người này cho rằng sự việc đã xảy ra là do tác động của môi trường, hoàn cảnh dẫn đến hành vi tội phạm. Và chính vì thế bối cảnh, hành động, vẻ ngoài của nạn nhân,... đều là nguyên nhân dẫn đến hành vi xấu của một người nào đó.
Victim blaming có thể gây tổn hại nặng nề cho những người bị hại bởi tội ác, thảm họa, hành hung hoặc chấn thương. Victim blaming gây ra các hậu quả tiêu cực như:
Những nạn nhân nhận được những phản hồi tiêu cực và bị đổ lỗi có xu hướng cảm thấy đau khổ hơn và ít có khả năng trình báo hành vi ngược đãi trong tương lai. Bởi vì họ không muốn trở thành nạn nhân thứ cấp trong tương lai nên họ không trình báo tội phạm.
Victim blaming đang nói rằng nạn nhân đáng phải gánh chịu tội ác mà họ phải chịu đựng. Các tội phạm thường liên quan đến bạo lực, quyền lực và sự kiểm soát. Do đó cần phải hiểu rõ ràng rằng không ai xứng đáng với việc trở thành nạn nhân trong bất kỳ tội ác nào.
Điều quan trọng nhất là cách tiếp cận đổ lỗi cho nạn nhân không hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề bạo lực. Thêm vào đó, việc đổ lỗi cho nạn nhân cũng như không bảo vệ nạn nhân tránh bị trở thành nạn nhân thêm nữa. Ngoài ra victim blaming cũng như không bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi tiếp tục vòng lặp lạm dụng.
Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải chuyển trọng tâm đổ lỗi từ nạn nhân của tội ác sang thủ phạm, để đảm bảo rằng người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội ác mà họ đã gây ra.
Một cách để đảm bảo rằng người phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành động của họ là có phản ứng của cộng đồng. Hệ thống tư pháp và các cơ quan xã hội cần phải làm việc cùng nhau để nâng cao trách nhiệm của người phạm tội, đồng thời giúp đỡ nạn nhân của bạo lực phục hồi sau những gì đã xảy ra với họ.
Một số biện pháp mà chính bạn cũng có thể thực hiện như:
Như vậy qua bài viết victim blaming: Sự phán xét, đổ lỗi cho nạn nhân, bạn có thể hiểu được tác động xấu ảnh hưởng đến nạn nhân khi tình trạng này xảy ra. Tội phạm lúc nào cũng có, xã hội nào cũng có, không thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên chỉ bằng cách tiếp cận với sự đồng cảm thay vì đổ lỗi, chúng ta mới có thể thực sự mang lại một thế giới công bằng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.