Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm amidan là bệnh lý về tai mũi họng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mức độ viêm amidan có thể từ nhẹ đến nặng. Trong đó viêm amidan khạc ra máu là triệu chứng cảnh báo bệnh đang tiến triển. Vậy viêm amidan khạc ra máu có nguy hiểm không? Người bị viêm amidan nên xử trí như thế nào khi gặp tình trạng này?
Amidan là tổ chức lympho nằm ở vị trí phía sau cổ họng với cấu tạo gồm nhiều khe và hốc nhỏ. Đây là bộ phận “cửa ngõ” của vùng hầu họng với vai trò bảo vệ hệ hô hấp trước sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn, nấm, đồng thời là nơi sản sinh miễn dịch cho cơ thể. Hơn nữa, do cấu tạo đặc biệt nên amidan vô tình lại trở thành nơi trú ẩn yêu thích của những tác nhân gây bệnh. Đó chính là lý do amidan dễ bị tổn thương dẫn đến sưng amidan, viêm amidan tái phát nhiều lần.
Tình trạng viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tập trung ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Triệu chứng viêm amidan rất đa dạng tùy thuộc mức độ viêm từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể bị sưng amidan, cảm thấy nuốt vướng, đau họng, ho, tiết nhiều đờm nhớt,... đến những triệu chứng nặng hơn như khạc ra máu. Viêm amidan khạc ra máu không phải là triệu chứng thường gặp, đây là một dấu hiệu amidan của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
Viêm amidan khạc ra máu là triệu chứng khi bệnh đã bước sang giai đoạn quá phát do viêm tái đi tái lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khạc ra máu là do viêm amidan không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách khiến các triệu chứng ho do viêm kéo dài. Tình trạng này dẫn đến vỡ các mạch máu li ti trong họng gây chảy máu, khi khạc đờm có thể có lẫn máu. Ngoài ra, viêm amidan nặng có thể tạo ra các vết loét cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu.
Khi bị viêm amidan, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khạc ra đờm có lẫn máu. Tình trạng này khiến người bệnh lo lắng không biết bản thân có bị ung thư amidan hay không.
Khạc ra máu cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư amidan. Tuy nhiên, không thể khẳng định người bệnh có bị ung thư không nếu chưa thăm khám tại cơ sở y tế. Ngoài ra, người bị ung thư amidan có nhiều triệu chứng tương đồng với viêm amidan khác như sưng họng, đau họng, nuốt vướng,... Tuy nhiên, người bị ung thư amidan thường không sốt mà chỉ thấy khó nuốt, các hạch cũng không sưng và đau như viêm amidan. Đến giai đoạn cuối, người bị ung thư amidan có thể bị ho kéo dài, cứng hàm và đau nhức toàn thân. Trong khi đó, người bị viêm amidan thường kèm theo sốt, ho ra bã đậu mùi hôi, đau hạch cổ,... đặc biệt các triệu chứng này sẽ biến mất nếu được điều trị kịp thời.
Mặc dù viêm amidan khạc ra máu chưa thể khẳng định người bệnh bị ung thư amidan, tuy nhiên đây cũng không phải dấu hiệu nhẹ. Amidan nằm cạnh các mạch máu lớn, tổn thương mạch máu lan rộng sẽ khiến tình trạng viêm amidan khạc ra máu càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi xoang, áp xe amidan, rối loạn nhịp thở, bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn huyết,...
Nếu bạn hoặc người thân bị viêm amidan khạc ra máu, việc cần thực hiện ngay chính là đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Thông qua việc thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho người bị viêm amidan ra máu như:
Ngoài 2 loại thuốc kể trên, người bệnh sẽ được hướng dẫn súc miệng bằng dung dịch kiềm ấm như Bicarbonat natri, Borat natri hoặc nước muối sinh lý NaCl 0.9% để giữ vệ sinh vùng miệng họng.
Đặc biệt, người bệnh cần kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị. Trong thời gian này, người bệnh nên tăng cường dinh dưỡng, nên ăn thức ăn mềm lỏng để tránh gây tổn thương vùng amidan. Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và hạn chế thức ăn cay.
Trường hợp tình trạng khạc ra máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện cắt amidan để giải quyết triệt để tình trạng viêm amidan dai dẳng. Bác sĩ cũng lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng như điều trị theo đơn thuốc của người khác. Bởi tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau, việc uống chung đơn thuốc có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, viêm amidan khạc ra máu là triệu chứng viêm amidan mãn tính đang tiến triển nặng. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng sang các cơ quan khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.