Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan A

Ngày 10/04/2024
Kích thước chữ

Viêm gan A là một trong những căn bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ mắc phải ngày một tăng cao. Căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé.

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không vẫn đang là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm, đặc biệt là những độc giả đang mắc phải căn bệnh này. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về bệnh viêm gan A bạn nhé.

Tổng quan về căn bệnh viêm gan A

Viêm gan A là một trong những dạng viêm gan siêu vi phổ biến trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này cao ở các nước có thu nhập ở mức độ thấp và trung bình, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi với tỷ lệ mắc lên đến 90%.

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính gây ra bởi virus viêm gan A. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus này sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, tấn công các tế bào biểu mô gan khiến các tế bào này bị tổn thương từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng gan.

Tương tự như một số bệnh viêm gan khác, trong giai đoạn đầu sau khi phơi nhiễm virus viêm gan A, người bệnh gần như không có bất cứ triệu chứng nào. Sau khoảng 2 - 6 tuần, trung bình là 4 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng như: Mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, vàng mắt, vàng da, nước tiểu đậm màu, đau nhức cơ khớp…

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan A 1
Viêm gan A là bệnh viêm gan siêu vi gây nên bởi virus viêm gan A

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh viêm gan A tuy nhiên so với viêm gan B và viêm gan C thì đường lây truyền của virus viêm gan A kém đa dạng hơn. Căn bệnh này chủ yếu lây truyền từ người sang người qua đường phân - miệng hay nói cách khác viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hoá. Một câu hỏi đặt ra: Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?

Với câu hỏi viêm gan A có lây từ mẹ sang con không, các chuyên gia cho biết nguy cơ lây nhiễm viêm gan A từ mẹ sang con gần như bằng không.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong máu của người mắc phải căn bệnh viêm gan A có tồn tại một lượng rất nhỏ virus viêm gan A do đó viêm gan A gần như không lây truyền qua máu và cũng không có khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan A 2
Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?

Viêm gan A có nguy hiểm không?

So với viêm gan B và viêm gan C thì viêm gan A ít nguy hiểm hơn. Trên thực tế, đa số người bệnh mắc viêm gan A có thể hồi phục chức năng gan sau khoảng 1 - 2 tháng điều trị. Khi đã khỏi bệnh, cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời đối với căn bệnh truyền nhiễm viêm gan A.

Tuy rất hiếm khi viêm gan A tiến triển sang giai đoạn mãn tính, song không phải là không xảy ra.

Theo thống kê, có khoảng 10% trong tổng số các ca mắc viêm gan A tiến triển sang mãn tính. Lúc này, virus viêm gan A đã tấn công kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức dẫn đến sản sinh các chất gây viêm (như interleukin, TNF-alpha, TNF-beta) khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng và hậu quả dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, hôn mê gan, ung thư gan nguy hiểm nhất là tử vong.

Hướng chẩn đoán và điều trị viêm gan A

Viêm gan A tuy không nguy hiểm như viêm gan B và viêm gan C song nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hướng chẩn đoán và điều trị viêm gan A như thế nào?

Chẩn đoán

Để chẩn đoán căn bệnh viêm gan A, bên cạnh khai thác các yếu tố dịch tễ và tiền sử gia đình, thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm viêm gan A để kiểm tra có hay không có sự hiện diện của các kháng thể IgM và IgG kháng virus viêm gan A từ đó khẳng định chẩn đoán.

Trong trường hợp kết quả cho ra là dương tính với viêm gan A, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm đánh giá chức gan để xác định giai đoạn của bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp.

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan A 3
Xét nghiệm HAV giúp phát hiện sớm bệnh viêm gan virus A

Điều trị

Tính đến thời điểm hiện tại, viêm gan A vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị viêm gan A chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng gây ra bởi bệnh. Cơ thể sẽ tự loại bỏ virus viêm gan A và đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi và hồi phục trong vòng 6 tháng sau phơi nhiễm.

Các chuyên gia khuyến cáo, để đẩy lùi căn bệnh viêm gan A, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Người bệnh viêm gan A thường xuyên cảm thấy trong trạng thái mệt mỏi. Do đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hạn chế tối đa việc lao động nặng hoặc quá sức cho đến khi sức khoẻ ổn định.
  • Chăm sóc làn da: Trong một số trường hợp, khi mắc viêm gan A, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng ngứa da dữ dội. Lúc này, người bệnh có thể khắc phục bằng cách đảm bảo không gian nghỉ ngơi sạch sẽ và thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, không tắm nước quá nóng…
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Người bệnh viêm gan A thường cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn. Tuy nhiên, lúc này người bệnh cần cố gắng ăn uống đủ chất để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể duy trì hoạt động hàng ngày. Thêm vào đó, người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá và đặc biệt là giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Nói không với rượu bia và chất kích thích: Khi gan bị tổn thương, để ngăn tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý kiêng bia rượu cũng như các chất kích thích tuyệt đối.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh tình trạng gặp phải các hệ lụy sức khỏe không đáng có.
  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra.

Làm sao để phòng ngừa viêm gan A?

Để phòng bệnh viêm gan A, bạn cần chủ động:

  • Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan A: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng phòng bệnh của vacxin viêm gan a có thể kéo dài lên đến hơn 20 năm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và thói quen sống tốt: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn chín uống sôi, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao…
  • Hạn chế lui tới những khu vực lưu hành viêm gan A.
  • Vệ sinh môi trường sống, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nguồn nước sạch.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường trong cơ thể để có phương án điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có.
Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan A 4
Mỗi người cần chủ động tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan A

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh viêm gan A mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm gan siêu vi này đồng thời giải đáp được thắc mắc viêm gan A có lây từ mẹ sang con không. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo kênh thông tin sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin