Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu viêm khớp cùng chậu ở nữ giới có những dấu hiệu gì để thăm khám và được chẩn đoán kịp thời nhằm có được phương pháp điều trị hiệu quả và phòng tránh nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm bạn nhé!
Viêm khớp cùng chậu được xem là một bệnh lý mãn tính và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác của vùng cột sống thắt lưng. Bệnh được định nghĩa là tình trạng viêm khớp, sưng đau giữa các khớp nơi xương cùng kết nối với xương cánh chậu. Các cơn đau do bệnh gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng trong cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh lý này, trong đó viêm khớp cùng chậu ở nữ giới là phổ biến hơn cả, đặc biệt là giai đoạn mang thai và sinh con.
Những đối tượng bị viêm vùng kín, viêm đại tràng hoặc đối tượng không giữ vệ sinh sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, từ đó lan sang vùng xương chậu dẫn đến bệnh lý viêm khớp cùng chậu.
Đối với đối tượng chuyển dạ, cụ thể là khi thai nhi lọt xuống vùng tiểu khung của người mẹ, có thể gây ứ nước và làm cho dây chằng quanh khớp cùng chậu của mẹ bị phù nề, từ đó khiến cho vùng xương chậu dễ bị nhiễm khuẩn.
Một trong những nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu ở nữ giới ít được quan tâm đến, đó là sai tư thế và những tổn thương sau chấn thương như tai nạn xe cộ, chấn thương khi làm việc hay chơi thể thao,... Do khớp cùng chậu là vùng chuyển lực giữa cột sống sang hai chân nên việc ngồi hay đi lại sai tư thế sẽ làm cho lực giữa hai chân không đều nhau, từ đó dẫn đến các cơn đau và gây viêm khớp cùng chậu cho bệnh nhân.
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, đây là lý do khiến các dây chằng và cơ ở xương chậu giãn ra, dẫn đến khớp cùng chậu lỏng lẻo hơn bình thường nhằm sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể tăng lên cùng với dáng đi thay đổi trong quá trình mang thai cũng góp phần gây căng thẳng, tạo thêm áp lực lên các khớp cùng chậu, khiến chúng dễ bị viêm, tổn thương và hư mòn.
Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu tăng lên ở những đối tượng có tiền sử mắc một số bệnh lý như: Viêm khớp, bệnh gout, bệnh Crohn, Lupus ban đỏ, viêm loét đại tràng, rối loạn hệ miễn dịch có liên quan đến khớp cùng chậu,...
Dựa vào đặc điểm về vị trí cũng như phạm vi của cơn đau do viêm khớp cùng chậu gây ra, các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là những cơn đau tập trung ở vùng cột sống, lưng dưới, mông và thậm chí có thể lan tỏa đến háng, cẳng chân và bàn chân của bệnh nhân.
Cảm giác đau này thường âm ỉ và kéo dài. Bên cạnh đó, cơn đau có thể trở nên nặng hơn khi chạy, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, bước lên cầu thang, mang vác đồ nặng, xoay hông,...
Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm khớp cùng chậu còn gặp phải một số dấu hiệu điển hình như:
Phương pháp phổ biến được ưu tiên áp dụng đối với các bệnh lý về xương khớp không thể không kể đến vật lý trị liệu. Việc lựa chọn các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp cùng chậu và duy trì sự linh hoạt của chúng, từ đó làm giảm áp lực lên các khớp và hỗ trợ quá trình phục hồi, tái tạo xương khớp diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Các thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp cùng chậu ở nữ giới, bao gồm:
Tuy nhiên, nếu phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ nên trao đổi với các bác sĩ và thật thận trọng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đối với trường hợp bệnh nhân viêm khớp cùng chậu đã được điều trị bằng thuốc nhưng bị giảm hoặc không còn tác dụng và những bệnh nhân có tình trạng tổn thương không thể hồi phục, viêm nhiễm nghiêm trọng thì phương pháp phẫu thuật sẽ được ưu tiên chỉ định nhằm tái cấu trúc khớp cùng chậu, loại bỏ viêm nhiễm.
Bệnh nhân có thể chủ động tăng hiệu quả điều trị, giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh chỉ bằng việc xây dựng lối sống tích cực, tránh hút thuốc lá, dùng bia rượu, thức uống có cồn và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới:
Hy vọng thông qua những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan về bệnh lý viêm khớp cùng chậu ở nữ giới. Từ đó, có thể đề ra phương pháp phòng tránh hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng nguy hiểm cho bản thân.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.