Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp gối là một triệu chứng đáng lo ngại và cần được quan tâm, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống phù hợp có thể có tác động tích cực đến việc giảm viêm của khớp gối. Vậy, viêm khớp gối nên ăn gì? Hãy để Long Châu cùng bạn tìm hiểu một lối sống dinh dưỡng lành mạnh để tái tạo sức khỏe khớp.
Đau nhức và cứng khớp có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ có điều trị y tế, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình khôi phục sức khỏe xương khớp. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết người bệnh viêm khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?
Viêm nhiễm tạo ra các gốc tự do, loại phân tử có khả năng gây hủy hoại tế bào. Trong quá trình này, bao hoạt dịch (còn được gọi là túi chứa chất dịch khớp, nằm giữa sụn khớp, màng hoạt dịch và dây chằng) đóng vai trò quan trọng và dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do, tương tự như các mô mềm khác trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Do đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu các chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể chủ động ngăn ngừa viêm khớp và giảm cơn đau khớp một cách hiệu quả. Bằng cách cung cấp các chất chống oxy hóa qua thực phẩm, chúng ta có thể giảm sự tổn thương của bao hoạt dịch và hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm các loại rau xanh, quả mọng, hạt và các loại thực phẩm giàu vitamin C, E.
Chế độ ăn uống khoa học và giàu chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ viêm khớp và giúp làm dịu triệu chứng đau khớp. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề người bệnh viêm khớp gối nên ăn gì để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và cá nhân của mỗi người.
Viêm khớp gối là một bệnh lý liên quan đến xương khớp, chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và quản lý bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm có thể hỗ trợ viêm khớp gối:
Cá béo, hay còn được gọi là cá dầu, là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin D và omega-3. Những chất dinh dưỡng này có tính kháng viêm mạnh và có thể giảm các triệu chứng do viêm khớp gây ra. Chúng hoạt động bằng cách ức chế sự sản sinh cytokine và các enzym phá vỡ sụn.
Có một số loại cá béo giàu omega-3 và vitamin D, bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá cháy Hilsa, cá ngừ... Thêm các loại cá này vào chế độ ăn uống có thể giúp cung cấp các dưỡng chất quan trọng và hỗ trợ giảm viêm khớp.
Nước hầm từ sụn sườn bò hoặc xương ống là một nguồn cung cấp giàu hợp chất chondroitin và glucosamin, những chất này giúp củng cố xương khớp. Ngoài ra, xương hầm cũng chứa lượng canxi cao, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe xương, đặc biệt là trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp, điển hình là: Bệnh loãng xương. Bổ sung xương ống hoặc sườn vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ sự khỏe mạnh của hệ xương khớp.
Quả óc chó và hạt lanh là nguồn cung cấp giàu omega 3, có tác dụng giảm các triệu chứng viêm, sưng khớp. Đặc biệt, mặc dù chứa một lượng lớn chất béo và calo, nhưng hai loại hạt này không gây béo phì. Ngoài ra các loại hạt như: Hạt chia, hạt hướng dương, hạt cây đậu cũng chứa chất chống viêm.
Sulforaphane, chất có trong bông cải xanh, có khả năng làm trung hòa các enzyme gây hại cho sụn. Do đó, nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp từ sớm. Bông cải xanh không chỉ cung cấp vitamin K, vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác, mà còn có tác động tích cực đến xương sụn.
Ngoài ra các loại rau xanh khác cũng cung cấp các dưỡng chất quan trọng và có khả năng giảm viêm khớp như: Cải bắp, cải xoong, rau cải ngọt, rau xà lách, rau cải thiều và cải bó xôi.
Quả mọng là một nguồn cung cấp giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự phá hủy tế bào từ các gốc tự do. Trong quả mọng, chúng ta tìm thấy các hợp chất Quercetin và Rutin, đã được chứng minh là có khả năng tăng mật độ xương, giảm các dấu hiệu viêm liên quan đến xương khớp và cả những bệnh lý nguy hiểm khác như: Tiểu đường, bệnh tim mạch, các bệnh về mắt, nhiễm trùng, ung thư, bệnh Parkinson. Hầu hết các loại quả mọng đều có lợi cho những người mắc viêm khớp.
Thực phẩm giàu beta carotene có vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa và bảo vệ khớp khỏi tổn thương. Beta carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt các gốc tự do có thể gây tổn hại cho khớp. Nhiều loại trái cây và rau củ có màu cam, đỏ và xanh đậm là nguồn cung cấp giàu beta carotene.
Nấm không chỉ là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, mà còn có nhiều lợi ích khác như: Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Nấm cũng chứa hợp chất Polysaccharide, có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipit, tăng cường tổng hợp DNA tế bào và ức chế khối u hiệu quả.
Đậu nành, một thực phẩm quen thuộc và phổ biến, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nó chứa hàm lượng protein cao, cũng như: Muối khoáng, canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, lưu huỳnh và nhiều loại vitamin. Đậu nành cũng có khả năng chống oxy hóa cao và kích thích sản xuất collagen trong tế bào sụn. Do đó, việc bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch, mà còn cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và đặc biệt là viêm khớp.
Bioflavonoids là một nhóm chất sắc tố thực vật có mặt trong nhiều loại hoa quả, chúng cũng chứa nhiều vitamin C. Bioflavonoids có khả năng chống oxy hóa tương tự như: Quercetin, giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào.
Vitamin C (acid ascorbic) cũng có khả năng chống oxy hóa cao, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và tổng hợp collagen loại I, một thành phần quan trọng của sụn khớp. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy vitamin C có thể tăng mật độ xương ở cột sống và đùi, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh loãng xương hoặc có nguy cơ tiềm ẩn về thoái hóa khớp.
Mỗi người có thể có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và cá nhân của mình.
Ngoài vấn đề "viêm khớp gối nên ăn gì?" thì một vấn đề khác cũng được quan tâm không kém cạnh đó là thực phẩm mà người bệnh viêm khớp gối không nên tiêu thụ. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị viêm khớp gối nên hạn chế hoặc tránh:
Giảm sưng và đau khi mắc viêm khớp gối không còn là một vấn đề quá khó nếu người bệnh chú ý tránh những nhóm thực phẩm trên đây trong chế độ ăn hàng ngày.
Thông qua những chia sẻ về vấn đề viêm khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì, hy vọng các bạn sẽ có thể xây dựng được biểu đồ dinh dưỡng cho người bệnh có thể tối ưu hóa quá trình phục hồi và giảm triệu chứng viêm khớp gối.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.