Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm lợi khi niềng răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 12/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Niềng răng là quá trình can thiệp dịch chuyển các răng mọc thưa, sai vị trí nhằm điều trị tình trạng răng khập khểnh, lệch khớp cắn hoặc với mục đích cải thiện thẩm mỹ. Quá trình này nhằm tác động vị trí chân răng do đó bệnh nhân thường dễ mắc các bệnh lý về răng miệng. Viêm lợi khi niềng răng là tình trạng đặc biệt dễ gặp với các bệnh nhân đang trong quá trình chỉnh nha. 

Tình trạng viêm lợi gây ra nhiều trở ngại trong việc ăn nhai và mất hiệu quả chỉnh nha nếu như không được điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân là gì và cách phòng ngừa viêm lợi khi niềng răng như thế nào? Cùng xem và tìm lời giải đáp ở bài viết bên dưới nhé!

Vì sao niềng răng dễ gây viêm lợi?

Niềng răng là thủ thuật chỉnh nha sử dụng các khung và mắc cái tác động lực để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Quá trình chỉnh nha này diễn ra từ từ nhưng vẫn ảnh hưởng đến lợi, do đó trước khi niềng, nha sĩ thường tư vấn cách vệ sinh để phòng ngừa trong quá trình niềng.

Ngoài ra, các mắc cài là nơi dễ bám dính thức ăn, dễ hình thành mảng bám. Nếu không vệ sinh kỹ thì khả năng viêm lợi khi niềng răng hoặc mắc các vấn đề về viêm nha chu là rất cao. Niềng răng cần được mắc cài và chỉnh dây cung thường xuyên do đó có nhiều ảnh hưởng cho nướu. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ nha khoa hay các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh như máy tăm nước không sử dụng đúng cách cũng ảnh hưởng đến lợi, gây chảy máu, khiến sưng đỏ lợi.

Viêm lợi khi niềng răng và cách điều trị 2.png
Vì sao niềng răng dễ gây viêm lợi?

Nguyên nhân viêm lợi khi niềng răng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc đeo dây cung và mắc cài gây nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Sau mỗi bữa ăn, cần đánh răng sạch sẽ, dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để có thể loại bỏ hết các thức ăn mắc vào bộ khí cụ.

Chế độ ăn uống không khoa học

Hầu hết những người khi bắt đầu niềng đều cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, tình trạng mắc cài vướng víu nên khi ăn uống không được thoải mái, cần kiêng khem nhiều loại thức ăn, dễ dẫn dẫn đến tình trạng bỏ bữa. Điều này có thiể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, đặc biệt là thiếu vitamin C hay canxi khiến khả năng miễn dịch yếu hơn, làm tăng nguy cơ viêm lợi. 

Ngoài ra, việc ít uống nước sẽ dẫn đến khô miệng gây khó chịu và dễ bị tình trạng như nhiệt miệng, viêm lợi khi niềng răng.

Quy trình niềng răng sai kỹ thuật

Có không ít trường hợp niềng răng bị viêm lợi do tay nghề chuyên môn của nha sĩ điều trị và cơ sở vật chất nha khoa kém chất lượng. Nếu như nha sĩ thiếu kinh nghiệm gắn khâu không cẩn thận hoặc siết lực niềng răng quá mức đều có thể dẫn đến những biến chứng như sưng lợi, tụt lợi, đau nhức, hay nghiêm trọng hơn đó là khiến cho răng lung lay, mất răng, ảnh hưởng đến các mô quanh răng, nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi khi niềng răng và cách điều trị 3.png
Thăm khám nha khoa định kỳ để được tư vấn và điều trị.

Các điều trị viêm lợi khi niềng răng

Nếu gặp tình trạng viêm lợi khi niềng răng, tốt nhất bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu do lệch khung cài cần điều chỉnh sớm để có kết quả răng hàm sau niềng đẹp và khỏe. Các điều trị viêm lợi gồm các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Lựa chọn dùng thuốc là lựa chọn hàng đầu, có thể kê đơn các thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm,... Tuy nhiên cần có sự kê đơn từ bác sĩ, tránh tự dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng tệ hơn.

Điều trị có can thiệp dụng cụ

Khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc có thể cân nhắc điều trị can thiệp bằng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch ổ viêm và sát khuẩn. Nếu bệnh tiến triển nặng như viêm nha chu, cần tiến hành các phẫu thuật cần thiết để điều trị.

Can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp viêm lợi biến chứng viêm nha chu, nguy cơ mất răng cao và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân thì bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật điều trị. Trường hợp này, nguy cơ phải gỡ bỏ khí cụ niềng để tiến hành phẫu thuật là rất lớn. 

Do đó, bạn cần chăm sóc răng miệng khoa học, ngăn ngừa viêm lợi hình thành để không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và phương pháp chỉnh nha mang đến hiệu quả. Đồng thời, nên điều trị viêm lợi càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Biện pháp ngăn ngừa viêm lợi khi niềng răng

Những điều cần đặc biệt chú ý trong vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa tình trạng viêm lợi khi niềng răng:

  • Sử dụng bàn chải đầu mềm để vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước phù hợp để làm sạch các thức ăn hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa các chất kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Tránh ăn các vật cứng, dẻo.
  • Bổ sung chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng.
  • Lấy cao răng định kỳ để làm sạch bề mặt răng , ngăn ngừa vi khuẩn hình thành trong khoang miệng.
  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên để chủ động điều trị các bệnh lý về răng miệng sớm, ngăn ngừa biến chứng.
Viêm lợi khi niềng răng và cách điều trị 4.png
Vệ sinh răng miệng kỹ và sạch sau mỗi bữa ăn.

Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa viêm lợi

Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, vì chưa thể thích nghi và các cơn đau xuất hiện sẽ gây một số khó khăn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, bạn có thể sử dụng các thực phẩm được nấu chín mềm như súp, cháo, canh hầm,...

Bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng. Bạn chú ý bổ sung vitamin D và canxi giúp răng chắc khỏe, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng và giảm tình trạng chảy máu chân răng.

Các loại rau xanh như súp lơ, cần tây,.. có khả năng làm sạch khoang miệng tốt. Bạn có thể sử dụng nước ép rau, củ, quả để bổ sung cho có thể, hạn chế việc phải dùng nhiều lực nhai.

Viêm lợi khi niềng răng không phải tình trạng hiếm gặp nên bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải. Nhưng cần chú ý các dấu hiệu của cơ thể để phát hiện sớm và thăm khám nha khoa thường xuyên. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã giúp cho bạn có thêm thông tin giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm