Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trái với suy nghĩ chung của nhiều người thì một phần móng tay khỏe mạnh không chỉ bao gồm phần móm cứng mà còn bao gồm các phần da xung quanh của móng. Một trong những bệnh lý khá phổ biến ở phần da xung quanh móng là viêm nếp gấp móng tay. Vậy viêm nếp gấp móng tay là gì? Ta cần làm gì để có một móng tay khỏe mạnh.
Do tính chất công việc hay phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các thói quen xấu như cắn móng tay chính là những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề ở ngón tay. Nhiều người đặc biệt là các chị em phụ nữ rất quan tâm đến làm đẹp phần móng tay nhưng lại bỏ qua các bước chăm sóc móng để móng khỏe tự nhiên. Bị viêm nếp gấp móng tay thì ngón tay thường bị sưng đỏ, đau ở các nếp gấp và hoàn toàn có thể điều trị được vấn đề này.
Móng tay không có cấu tạo quá phức tạp, thành phần chính của móng là protein sừng dạng sợi - keratin. Keratin còn là tham gia cấu trúc lớp ngoài của da hay thành phần chính của tóc và nhờ có nó mới tạo nên sự rắn chắc của móng. Ngoài keratin thì trong móng còn có các thành phần khác như canxi, lưu huỳnh, chất béo, nước...
Móng tay bình thường có 4 bờ và nếp gấp móng tay có 3 bờ gồm: Nếp móng gần, nếp móng bên, nếp móng dưới.
Bình thường, móng khỏe mạnh sẽ liên tục dài ra, màu sắc đồng đều... nhưng khi cơ thể gặp các vấn đề bệnh lý thì sẽ tạo ra những thay đổi bất thường trên móng. Những vấn đề bệnh tật hay gặp ở móng tay như nấm móng tay, viêm móng tay, mất móng... hoặc do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến móng tay.
Nhỏ mà có võ, móng tay mang có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong cuộc sống hằng ngày ta sử dụng móng tay để thuận tiện trong nhiều công việc như ngắt rau, gãi khi ngứa, chức năng thẩm mĩ của các chị em... Nhưng đối với cơ thể con người móng tay còn có nhiều vai trò to lớn hơn nữa:
Khi bị mắc phải viêm nếp gấp móng tay thì bản thân người mắc sẽ cảm thấy đầu nếp gấp móng tay đau, ngứa, sưng đỏ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do nhiễm khuẩn (ví dụ: Staphylococcus aureus, Pseudomonas, Streptococci, Proteus spp…), virus, nấm. Các tác nhân này có cơ hội gây bệnh khi ở tay xuất hiện các vết thương hở nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, mất lớp biểu bì, chấn thương nếp gấp móng tay, nhiễm trùng khi cắn mút móng tay. Do môi trường làm việc nên phải thường xuyên tiếp xúc hoá chất hay ngâm trong nước thời gian dài cũng là nhân tốc gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh cũng rất dễ nhận biết:
Khi phát hiện các tình trạng trên thì bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác nhất. Việc điều trị đúng cách, kịp thời giúp ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn. Móng tay khoẻ mạnh giúp cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày được thoải mái.
Có một móng tay khỏe mạnh giống như có một sức khỏe tốt. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc để móng tay khỏe mạnh bởi có nhiều người lạm dụng một số sản phẩm chăm sóc, không cân bằng dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh. Dưới đây là một số mẹo giúp củng cố và bảo vệ móng tay tốt hơn:
Dù là móng tay hay chân thì cũng đều phản ánh đến tình trạng sức khỏe cơ thể. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc, màu sắc của móng như thói quen ăn uống và sinh hoạt. Một trong số đó là các tình trạng bệnh lý thay đổi trạng thái bình thường của móng tay để đưa ra tín hiệu cảnh báo. Nếu có thể thường xuyên để ý đến móng tay thì rất có thể giúp ta phát hiện sớm được tình trạng sức khoẻ của bản thân. Để đạt được chẩn đoán đúng nhất thì vẫn nên được thăm khám bởi bác sĩ mà không nên tự ý tự chuẩn đoán, tự dùng thuốc.
Móng tay vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa bảo vệ đầu ngón tay, là một bộ phận nhỏ nhưng hết sức quan trọng. Thông qua bài viết trên đây, nhà thuốc Long Châu mong giúp quý bạn đọc hiểu được “Viêm nếp gấp móng tay là gì?” và bổ sung các kiến thức thú vị khác như cách chăm sóc móng tay, một số mẹo liên quan để móng tay. Chúc quý bạn đọc thật nhiều sức khoẻ và tiếp tục đón chờ các thông tin trong các bài viết sắp tới.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.