Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Số người mắc chứng viêm phổi hiện nay đang ngày càng tăng. Chính vì thế nhiều người quan tâm liệu rằng bệnh viêm phổi có lây không hay có cách nào phòng ngừa viêm phổi hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Viêm phổi là bệnh hô hấp khá phổ biến ở điều kiện môi trường nước ta. Đặc biệt, trẻ em và người già là các đối tượng dễ dàng mắc bệnh. Viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm đang gây áp lực cho sự kiểm soát dịch bệnh của nhiều nước trên thế giới.
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm nhu mô phổi do virus, vi khuẩn, tụ cầu vàng, Mycoplasma,... gây nên. Chúng tấn công các túi phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản tạo nên các chất lỏng hoặc mủ trong phổi. Vậy viêm phổi có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người với tỉ lệ rất cao.
Viêm phổi có mức độ bệnh từ viêm nhẹ đến viêm phổi nặng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay người có bệnh nền hoặc hệ thống miễn dịch kém sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và bệnh tình dễ chuyển biến xấu nhanh chóng. Thời điểm giao mùa trong năm là điều kiện lý tưởng cho bệnh viêm phổi phát triển.
Phổi là cơ quan quan trọng trong việc điều hòa hô hấp. Khi phổi bị thương tổn, hoạt động hô hấp và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp, viêm phổi quyết định sự sống chết của người bệnh do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm phổi có khả năng lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. Người khác vô tình hít phải virus, vi khuẩn gây viêm phổi trong lúc nói chuyện, tiếp xúc gần với người bệnh ho hoặc hắt hơi. Vì virus và vi khuẩn vốn vẫn tồn tại trong tuyến nước bọt, khoang miệng của người mắc bệnh.
Ngoài con đường lây nhiễm trực tiếp, viêm phổi cũng có khả năng lây nhiễm gián tiếp. Đó là khi giọt bắn chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh bám vào các bề mặt, đồ vật xung quanh, nếu người khác vô tình chạm vào rồi đưa tay lên các bộ phận như mắt, mũi, miệng cũng rất dễ tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm phổi. Bởi lẽ, virus và vi khuẩn gây bệnh này có thể sống trên đồ vật, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân lên tới vài giờ liền.
Với những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt sẽ có khả năng chống lại sự lây nhiễm của các tác nhân viêm phổi. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, virus và vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng mà hoàn toàn không bị tiêu diệt.
Thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia hô hấp khẳng định viêm phổi không phải là bệnh di truyền, mặc dù nó có thể lây nhiễm từ người sang người. Cũng chính vì khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, nhiều gia đình thường có hơn 2 người bị bệnh viêm phổi. Điều này gây ra một số hiểu lầm cho nhiều người rằng viêm phổi có khả năng di truyền.
Vi khuẩn phế cầu Streptococus pneumoniae là vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococus, cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm khuẩn ở phổi. Phế cầu khuẩn chủ yếu cư trú ở vùng hầu họng của bệnh nhân khiến các tổ chức tại phổi bị viêm. Ở mức độ nặng, phế cầu theo dịch viêm lan đến màng phổi và màng tim dẫn đến tình trạng tạo mủ sẽ đe dọa đến tính mạng của con người. Đây cũng là loại viêm phổi phổ biến ở người trưởng thành.
Để chẩn đoán bệnh viêm phổi do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, đo độ bão hòa oxy trong máu, chụp X quang ngực, xét nghiệm,…
Viêm phổi do virus là loại viêm phổi phổ biến chỉ sau viêm phổi do vi khuẩn. Virus gây bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng phổi và ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động ở phổi. Viêm phổi do virus có nhiều mức độ bệnh từ nhẹ cho đến nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng kháng sinh không đem lại hiệu quả tốt với các chủng virus.
Một số chủng virus gây viêm phổi như:
Có một số tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến như viêm phổi do nấm hay viêm phổi do hóa chất. Đặc điểm chung ở các loại viêm phổi này là chúng đều không có khả năng lây nhiễm.
Viêm phổi do nấm xảy ra khi bệnh nhân hít phải các bào tử của nấm. Vì thế, chỉ có những người thường xuyên tiếp xúc với nấm mới bị viêm phổi bởi nguyên do này.
Viêm phổi do hóa chất là dạng viêm phổi đặc thù và hiếm gặp. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mà không có dụng cụ bảo hộ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Ngoài những tổn thương ở phổi, hóa chất còn có thể ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác như gan, da,...
Viêm phổi là bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan cao trong cộng đồng. Do đó, ta cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
Căn bệnh viêm phổi rất nguy hiểm và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh viêm phổi có lây không và mách nhỏ cho bạn vài phương pháp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả. Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và tiêm vắc xin ngừa viêm phổi để chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé!
Xem thêm:
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.