Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm ruột hoại tử là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm ruột hoại tử là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh, các triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm ruột hoại tử là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh non. Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc gây ra những biến chứng kéo dài đối với sức khỏe của trẻ. Vậy viêm ruột hoại tử là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay của nhà thuốc Long Châu.

Viêm ruột hoại tử là gì?

Viêm ruột hoại tử thường xảy ra ở các trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1500 gram. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hẹp ruột, tắc mật, tổn thương tế bào gan và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Viêm ruột hoại tử là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là bệnh lý đường ruột nghiêm trọng

Triệu chứng của viêm ruột hoại tử

Giai đoạn 1

Trẻ có những dấu hiệu như:

  • Chậm nhịp tim, hạ đường huyết và ngừng thở.
  • Trẻ ngủ li bì, nhiệt độ cơ thể không ổn định.
  • Tiêu hóa chậm, dịch dạ dày bị ứ lại khoảng 20%.

Giai đoạn 2:

Bệnh biểu hiện rõ ràng: Bụng chướng, trẻ nôn mửa dịch vàng, tiêu chảy có máu, da nhợt nhạt và xanh xao.

Giai đoạn 3:

Ở giai đoạn này, bụng của trẻ chướng to, thành bụng nổi ban đỏ, nôn ra dịch màu đen hoặc nâu. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng viêm phúc mạc bao gồm đau bụng, sốt, ớn lạnh, cảm thấy mệt mỏi và không muốn bú.

Nguyên nhân của viêm ruột hoại tử

Nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã đưa ra một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh này:

  • Bệnh có thể phát triển do tình trạng giảm lưu lượng máu, thường thấy ở trẻ bị ngạt hoặc bị sốc.
  • Trẻ được nuôi ăn và cho ăn khá sớm, tình trạng ứ phân có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi quá mức dẫn đến viêm ruột hoại tử.
  • Ngoài ra, khi trẻ mắc phải các bệnh lý khác như ngừng thở, nhịp tim chậm hoặc mắc các hội chứng về ruột cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Viêm ruột hoại tử là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Ngừng thở cũng là nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ
  • Bệnh thường phát triển ở trẻ nhẹ cân, sinh no, hoặc ở những trường hợp thai nhi phát triển không bình thường.

Cách điều trị bệnh viêm ruột hoại tử

Đối với trường hợp bệnh giai đoạn 1

Cho trẻ uống nhiều nước và cung cấp khoáng chất để giảm chứng chướng bụng. Nếu trẻ bị chướng bụng nhưng lại ít đi tiêu, cần chỉ định sử dụng ống thông mũi - dạ dày và ống thông hậu môn để giúp tiêu phân.

Đối với giai đoạn 2 và 3

Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày, trẻ sẽ được nuôi ăn bằng tĩnh mạch. Nếu tình hình diễn biến tốt, sẽ để trẻ ăn bình thường.

Trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm hoặc thủng ruột, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng nhóm aminosid để hạn chế thủng ruột trong quá trình điều trị viêm ruột hoại tử.

Dưới đây là các loại kháng sinh thường được sử dụng:

  • Ampicillin, gentamycin và metronidazol;
  • Ampicillin, cefotaxim và metronidazol;
  • Piperacillin – tazobactam và gentamycin;
  • Vancomycin, Piperacillin – tazobactam và gentamycin.
Viêm ruột hoại tử là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử bằng kháng sinh nhóm aminosid

Nếu tình hình của trẻ ở giai đoạn 1 không cải thiện sau hai ngày điều trị hoặc có biểu hiện nghi ngờ về thủng ruột/tắc ruột hoặc nếu tình trạng bệnh nặng hơn với triệu chứng choáng/có nguy cơ choáng, bác sĩ sẽ xem xét khả năng tiến hành thực hiện phẫu thuật.

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

Để phòng ngừa viêm ruột hoại tử ở trẻ, phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ. Điều này giúp phát hiện kịp thời những nguy cơ và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của thai nhi cũng như những biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển thai kỳ.

Đặc biệt, để đối phó với tình trạng sinh non và thai nhi thiếu tháng, việc biết trước những trường hợp sinh sớm hơn ngày dự sinh là rất quan trọng, từ đó giúp bé chào đời một cách khỏe mạnh. Sau khi bé ra đời, cho bé bú mẹ ngay trong 6 tháng đầu đời, cả ban ngày và ban đêm. 

Ngoài ra, mẹ cũng cần thận trọng khi sử dụng nhóm xanthin (theophylline, aminoside),và vitamin E với liều lượng kéo dài. Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây tê/gây mê chẳng hạn indomethacin, cocain, cytokine, cũng như không nên cho trẻ ăn quá nhiều khi bé sinh non, vì điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử.

Biến chứng nguy hiểm của viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc người trưởng thành khi ruột bị nhiễm khuẩn.

Nếu không được điều trị kịp thời, niêm mạc ruột sẽ suy yếu và có thể hoại tử. Cuối cùng, sẽ hình thành một lỗ thủng tại niêm mạc ruột, làm cho dịch tiêu hóa tràn vào khoang bụng. Thủng ruột là trường hợp cấp cứu đòi hỏi phẫu thuật ngay lập tức và có tỷ lệ tử vong cao.

Viêm ruột hoại tử ở trẻ em là một căn bệnh nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Những trẻ sơ sinh trải qua phẫu thuật điều trị viêm ruột hoại tử cũng có thể phải đối mặt với các biến chứng lâu dài của bệnh. 

Viêm ruột hoại tử là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4

Bên cạnh tác động của quá trình điều trị, bệnh nhân mắc bệnh được phẫu thuật cũng có thể đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như hội chứng ruột ngắn, tổn thương não và các vấn đề về hệ thần kinh và thị giác.

Viêm ruột hoại tử là một bệnh lý về hệ tiêu hóa có tính chất nguy hiểm, thể hiện qua nhiều giai đoạn và triệu chứng khác nhau. Bao gồm bụng căng, phình to, thành bụng nổi ban,... Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, các biến chứng như hẹp ruột, sỏi mật, hội chứng ruột ngắn, thủng ruột, hoặc tắc ruột sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tương lai của trẻ. Chính vì lý do này, việc thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc theo dõi tình hình sức khỏe của bé sau khi sinh là rất quan trọng đối với các bà bầu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm