Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngày 01/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, nhiều trẻ khi đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa được chẩn đoán bị viêm tuyến nước bọt mang tai, khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh này.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, liệu có nguy hiểm hay không và giải pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh bởi những thông tin kiến thức được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra sau đây.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là bệnh gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về hoạt động của tuyến nước bọt. Đây là tuyến nằm ở xung quanh khoang miệng, có chức năng sản xuất ra nước bọt, giúp quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể dễ dàng hơn và cân bằng hệ vi sinh vật. Trong cơ thể chúng ta có 3 cặp tuyến nước bọt chính, phân bố ở 2 bên của khuôn mặt. Tuyến nước bọt mang tai là tuyến tập trung ở 2 má, ngay phía sau tai, kéo dài từ vành tai xuống đến hàm.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là tình trạng trẻ xuất hiện các rối loạn trong việc tạo thành và di chuyển của nước bọt, làm cho các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, tồn tại, phát triển, gây nên phản ứng viêm ở tuyến nước bọt mang tai. Căn bệnh này có thể xuất hiện ngay cả ở trẻ sơ sinh.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không? 1

Khi gặp căn bệnh này, trẻ sẽ cảm gặp một số triệu chứng như: Bị sưng ở vùng mang tai, lan rộng sang phía dưới hai hàm bên, nuốt nước bọt đau họng đau tai, nước bọt tiết ra ít và đặc hơn, sưng hạch ở góc hàm, thậm chí trẻ có thể bị mất vị giác, chán ăn, mệt mỏi hoặc có hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, sốt cao, có mủ trong miệng,… Những triệu chứng này thường khá giống với biểu hiện của một số căn bệnh khác, do đó cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị hợp lý.

Hiện nay, thực tế có thể thấy một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em như:

  • Do vi khuẩn: Hai loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nhiều nhất là Staphylococcus và Streptococcus. Trẻ có thể mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bị nhiễm trùng răng miệng hoặc viêm tai xương chũm.
  • Do virus: Theo nghiên cứu, bệnh này có thể do nhóm virus lây truyền qua đường hô hấp có tên Paramyxo tấn công vào tuyến nước bọt, gây nên tình trạng viêm hoặc virus gây bệnh quai bị cũng có thể gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt.
  • Do sử dụng một số loại thuốc: Trường hợp trẻ đang sử dụng một số loại thuốc trị liệu ung thư, trầm cảm hoặc Histamin,… có thể làm gia tăng khả năng bị tình trạng viêm này.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không?

Vậy đây có phải là căn bệnh nguy hiểm hay không? Theo các bác sĩ, viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ không có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị sẽ khiến mủ tích tụ, tạo thành áp xe tuyến nước bọt, làm cho tuyến nước bọt trở nên to hơn bình thường.

Trường hợp viêm tuyến nước bọt phát triển nhanh còn khiến cử động bên trong khoang miệng bị hạn chế. Thậm chí, khi bị tái phát nhiều lần kèm theo triệu chứng sưng nề nghiêm trọng còn có thể làm người bệnh khó thở, khó nuốt.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không? 2
Bệnh khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng khá lớn đến ăn uống và sinh hoạt

Đặc biệt, cha mẹ cần đặc biệt thận trọng với những trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt mang tai do khối u ác tính. Bởi nó không những khiến bệnh tái đi tái lại mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và những cơ quan khác trong cơ thể trẻ. Do đó, việc phát hiện, điều trị sớm, kịp thời là một trong những yếu tố tiên quyết đến sự thành công trong chữa trị.

Phòng ngừa và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Phòng ngừa và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em như thế nào để đạt hiệu quả vẫn là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ băn khoăn. Dưới đây là những khuyến cáo từ bác sĩ mà bạn cần lưu ý:

Phòng ngừa viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Để ngăn ngừa tình trạng này, việc thực hiện thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò quyết định. Cha mẹ cần lưu ý đến các yếu tố sau đây:

  • Tránh cho trẻ thở bằng miệng quá nhiều để hạn chế nguy cơ bị viêm tuyến nước bọt.
  • Cho trẻ ăn uống đúng giờ, mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.
  • Đối với các căn bệnh mà trẻ đang gặp phải như suy thận, suy giáp, thấp khớp, lupus ban đỏ,... cần lưu ý điều trị dứt điểm để tránh làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ, ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng và nước súc miệng.

Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Theo các bác sĩ, việc áp dụng phương pháp điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như cơ địa của trẻ. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, trẻ bị sốt cao, có mủ và sưng đau ở mang tai hoặc vùng dưới hai bên hàm thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh phù hợp.

Trường hợp cần thiết, bác sĩ còn phải loại bỏ dịch mủ trong các khối áp xe bằng cách chọc hút. Nếu trẻ gặp tình trạng nhiễm trùng mạn tính, gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe hoặc bị tái phát quá nhiều lần, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có nguy hiểm không? 3
Chăm sóc sức khỏe răng miệng sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài việc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp điều trị ở nhà cho trẻ để làm dịu triệu chứng viêm và tăng cường khả năng hồi phục như:

  • Cha mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tuyến nước bọt sạch sẽ, giúp giảm sưng và kích thích tiết nước bọt.
  • Đối với vùng tuyến nước bọt bị viêm, bạn nên chườm nước ấm kết hợp mát xa để trẻ dễ chịu hơn.
  • Bạn có thể giúp trẻ kích thích tuyến nước bọt bằng cách cho trẻ ngậm những loại kẹo hoặc ăn trái cây có vị chua.
  • Tăng cường khử khuẩn bằng cách cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em cũng như giải pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Tuy không phải căn bệnh quá nghiêm trọng nhưng bạn cần phát hiện sớm để không làm trẻ khó chịu lâu ngày và hạn chế biến chứng. Tốt nhất, khi có những triệu chứng đầu tiên, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám nhé!

Xem thêm: Phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm