Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Từ việc kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đến việc duy trì lối sống lành mạnh và ổn định tâm lý, mỗi bước đều cần thiết để đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Việc chuẩn bị trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai, sự chuẩn bị kỹ lưỡng còn giúp vợ chồng tránh được những rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Vậy, vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Theo thống kê, những đứa trẻ trong điều kiện không được chăm sóc tiền sản có nguy cơ sinh ra nhẹ cân cao gấp 3 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với trẻ có mẹ được chăm sóc tiền sản đầy đủ.
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe từ trước khi mang thai là rất quan trọng để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong thai kỳ, đồng thời tăng cơ hội sinh nở an toàn cho cả mẹ và bé. Khám tiền sản định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm các biến chứng sản khoa, đồng thời có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Hơn nữa, đây cũng là dịp để các cặp đôi chia sẻ những lo lắng, thắc mắc của mình trong quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Cả hai vợ chồng cần thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Các vấn đề cần kiểm tra bao gồm:
Hầu hết các loại vắc xin không thể tiêm trong thời kỳ mang thai mà cần phải tiêm trước đó. Việc tiêm phòng rất quan trọng để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Các bệnh nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là thước đo quan trọng để đánh giá cân nặng lý tưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Á, chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9 được coi là bình thường. BMI dưới 18,5 là thiếu cân, từ 23 - 24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.
Chỉ số BMI trên 25 có thể gây ra chu kỳ rụng trứng không đều và giảm khả năng thụ thai ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Mang thai là một quá trình dài với nhiều thách thức về sức khỏe, ốm nghén, dinh dưỡng, thay đổi cảm xúc, áp lực ngoại hình và tài chính. Những yếu tố này có thể gây căng thẳng cho cả hai vợ chồng, dẫn đến trầm cảm trong hoặc sau khi sinh. Do đó, việc có kế hoạch, thời gian dự định mang thai và chuẩn bị tâm lý vững vàng là cần thiết. Sự hỗ trợ từ người thân cũng rất quan trọng trong giai đoạn này.
Nếu bạn có tiền sử bệnh lý như trầm cảm, lo âu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về ảnh hưởng và thuốc điều trị vấn đề này đến sức khỏe và thai nhi.
Tập thể dục trước khi mang thai mang lại nhiều lợi ích như:
Nếu bạn chưa có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu ngay hôm nay. Mỗi ngày, dành 30 phút cho các bài tập aerobic và tăng cường sức mạnh toàn thân. Lưu ý không tập luyện quá sức.
Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng mà bố và mẹ cần lưu ý trước khi mang thai:
Trước khi mang thai khoảng 3 tháng, mẹ cần chú trọng vào việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đây là khoảng thời gian quan trọng để trứng phát triển và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tạo ra những trứng có chất lượng cao, từ đó giảm thiểu rủi ro trong thai kỳ.
Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và hạn chế những thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối. Mẹ cần bổ sung axit folic ít nhất 4 tuần trước khi mang thai với liều lượng 400mcg/ngày, đây là lượng khuyến nghị cho tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh - một biến chứng có thể xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ.
Sắt và canxi cũng là những chất cần thiết cần bổ sung trước khi mang thai. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp 1,5 lần, vì vậy mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ sắt để tạo máu. Đồng thời, canxi cần được cung cấp đầy đủ để hỗ trợ sự phát triển hệ xương của em bé, nếu thiếu canxi, mẹ có nguy cơ bị loãng xương. Những dưỡng chất này có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như rau lá xanh đậm, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, hoặc bằng cách uống thêm các chế phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vitamin nên được bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ vì thừa vitamin có thể gây hại cho thai nhi, ví dụ như thừa vitamin A có thể gây dị tật.
Người bố cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống, bổ sung đủ các dưỡng chất, đặc biệt là axit folic, kẽm, selen và vitamin C để hỗ trợ cơ quan sinh sản sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như hải sản, rau lá xanh đậm, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, giá đậu và socola đen nên được bổ sung vào chế độ ăn của bố.
Bên cạnh đó, bố nên hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, gây khó khăn trong quá trình thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn.
Cuối cùng, cả bố và mẹ nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý trước khi mang thai, tránh tăng cân quá mức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi: "Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?". Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết này, các cặp vợ chồng sẽ có thêm sự tự tin và kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai sắp tới.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.