Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên mặt hoặc trên cơ thể nổi mụn khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti do kém thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc liệu vòng đời của mụn kéo dài bao lâu, cũng như khi nào nên nặn mụn.
Mỗi loại mụn sẽ phải trải qua các giai đoạn hình thành khác nhau. Do đó, việc nắm rõ được vòng đời của mụn sẽ giúp bạn dễ dàng xác định khi nào nên nặn mụn để loại bỏ cồi mụn. Điều này giúp làm giảm tình trạng viêm da, nhiễm trùng, thâm da hoặc để lại sẹo. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn được hiểu đơn giản là một dạng tổn thương trên da. Mụn được chia thành một số loại phổ biến là: Mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn trứng cá) và mụn viêm (mụn ẩn, mụn mủ và mụn nang).
Mặc dù mụn chỉ xuất hiện trên bề mặt da rõ ràng trong vài ngày nhưng quá trình hình thành nên mụn có thể bắt đầu từ vài tuần đến vài tháng trước. Đặc biệt, các nốt mụn bọc bị nhiễm trùng sẽ hình thành do mụn đầu trắng và mụn đầu đen tồn tại từ trước. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn của bã nhờn và dầu thừa ẩn sâu trong lỗ chân lông cũng khiến cho mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, chính vì sự tích tụ của tế bào chết, khiến cho vi khuẩn sinh sôi và gây nên mụn viêm. Cụ thể, các nang lông đều chứa 1 lượng vi khuẩn tự nhiên. Khi oxy đi vào lỗ chân lông, vi khuẩn không thể phát triển. Chỉ khi bã nhờn tích tụ quá mức, tế bào chết đọng lại gây bít tắc lỗ chân lông thì vi khuẩn mới có thể lan rộng và gây mụn. Ngoài ra, sự hình thành của mụn còn bắt nguồn từ một số yếu tố khác như: Nội tiết tố, di truyền, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, lối sống sinh hoạt kém lành mạnh và môi trường ô nhiễm.
Vòng đời của mụn trải qua 3 giai đoạn chính là:
Ban đầu, bụi bẩn và tế bào chết bị mắc kẹt trong lỗ chân lông sẽ hình thành nên các nốt mụn li ti sâu dưới da mà mắt thường khó có thể phát hiện được. Chính sự tích tụ này đã tạo thành nút bịt kín lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vào thời điểm này, mụn sẽ phát triển thành 2 dạng là:
Như đã nói ở trên, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông nên sinh ra mụn. Theo thời gian, vi khuẩn càng lan rộng thì các vết sưng hay mụn sẩn lại càng to hơn, mẩn đỏ và gây đau nhức. Vì vậy, các tế bào bạch cầu phải tập trung lại để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Trên thực tế, không phải tất cả các loại mụn đều phát triển đến giai đoạn này. Lúc này, các nốt mụn ban đầu sẽ biến đổi thành các loại mụn sau:
Bước vào giai đoạn 3, tình trạng nhiễm trùng đã bắt đầu thuyên giảm. Các vết sưng mụn đóng vảy và có thể để lại sẹo, bắt nguồn từ việc chứng tăng sắc tố sau viêm. Chính nhờ chu trình đổi mới tự nhiên của tế bào da mà các tế bào thâm sạm được đẩy ra ngoài. Nhờ đó, giúp cho sẹo trở nên mờ dần.
Trong quá trình hồi phục, bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa và bong tróc da ở vị trí vết thương. Đây là cơ chế bảo vệ bình thường của làn da khi mụn xuất hiện. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ kéo dài khá lâu, từ 4 - 6 tháng.
Mặc dù vậy, những nốt mụn không viêm có thể tồn tại trong thời gian dài. Để loại bỏ được tình trạng này, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của hợp chất retinol. Ngược lại, vòng đời của mụn mủ hoặc mụn nang sẽ khoảng 4 - 6 tuần, bắt đầu từ khi bình thường đến khi thuyên giảm.
Dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của mụn, bạn cũng không nên tác động đến mụn mà hãy để chúng tự lành. Đây là quá trình hệ thống miễn dịch đang tiến hành chữa lành vết thương rất tốt.
Bên cạnh đó, nếu không biết cách nặn mụn đầu trắng phù hợp, bạn có thể chọc phải mủ áp xe, khiến cho vết thương bị nhiễm trùng. Không những vậy, bạn còn vô tình ấn vết nhiễm trùng vào sâu hơn. Từ đó, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông và gây viêm, khiến mụn lâu lành hơn.
Do đó, thời điểm thích hợp nhất để nặn mụn là từ 1 - 2 ngày sau khi các nốt mụn xuất hiện. Lúc này, vết nhiễm trùng và nhân mụn đã nổi lên khỏi làn da. Điều này giúp cho làn da chịu ít tổn thương nhất.
Để nặn mụn mà không gây viêm, nhiễm, bạn nên quấn phần đầu ngón tay vào gạc vô khuẩn. Sau đó, nhẹ nhàng bóp để nhân “trồi” ra ngoài. Khi đã nặn hết nhân mụn, bạn lau lại bằng providine và nước muối sinh lý pha loãng với tỉ lệ 1:2.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được vòng đời của mụn kéo dài bao lâu, cũng như khi nào nên nặn mụn. Nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, lây lan rộng hoặc sưng tấy, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất nhé!
Xem thêm: Các nguyên nhân gây mụn phổ biến và những điều cần lưu ý
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.