Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vướng ở cổ họng nhưng không đau bị bệnh gì?

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Vướng ở cổ họng nhưng không đau là vấn đề rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống, gây ra nhiều bất tiện và khó chịu. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tuy tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau không gây khó khăn khi ăn uống, giao tiếp hàng ngày nhưng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Để biết rõ hơn vướng cổ họng có nguy hiểm không, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết này. 

Vướng ở cổ họng nhưng không đau là gì? 

Vướng ở cổ họng nhưng không đau là tình trạng gì? Theo các bác sĩ, đây là tình trạng có cảm giác vướng khó chịu khi nuốt, gần giống cảm giác nghẹn ở cổ họng khó thở. Khi bị hiện tượng này, đa số trường hợp đều cảm thấy giống như có khối u ở cổ họng, cản trở hoạt động nuốt bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng vướng ở cổ họng này không gây đau và cũng nhanh chóng biến mất. 

Thông thường, đây không phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về cổ họng hoặc đường hô hấp. Tuy nhiên lại vô tình khiến cuộc sống kém thoải mái, mất cảm giác khi ăn uống.

Vướng ở cổ họng nhưng không đau bị bệnh gì Vướng ở cổ họng nhưng không đau do nhiều nguyên nhân gây ra

Vì sao bị vướng ở cổ họng nhưng không đau? 

Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này. Các nguyên nhân thường gặp nhất gây vướng ở cổ họng nhưng không đau được bác sĩ liệt kê gồm có: 

  • Tâm lý lo lắng, sợ hãi dẫn tới thần kinh căng thẳng và bị vướng, nghẹn ở cổ họng; 
  • Cổ họng có dị vật gây hiện tượng vướng mắc khi nuốt; 
  • Các nhóm cơ thực quản co thắt bất thường dẫn đến khó chịu ở cổ họng, nghẹn, vướng ở cổ ; 
  • Trong cổ họng có khối u, phát triển giai đoạn đầu nên không gây đau, chỉ tạo cảm giác khó nuốt, nghẹn khi nuốt; 
  • Trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vướng ở cổ họng nhưng không đau; 
  • Hội chứng Barrett thực quản do các tế bào thực quản bị tổn thương, tự động thu hẹp sau thời gian dài trào ngược dạ dày; 
  • Những bệnh nhân bị hen suyễn cũng có nguy cơ gặp hiện tượng trên cao hơn người có sức khỏe bình thường; 
  • Dịch từ mũi chảy xuống cổ họng gây vướng; 
  • Một số bệnh lý như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,... cũng có thể tác động đến phổi và gây vướng khi nuốt. 

Bị vướng ở cổ họng nhưng không đau dấu hiệu bệnh gì? 

Các bác sĩ nhận định hiện tượng vướng ở cổ họng nhưng không đau do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chính vì vậy, để biết chính xác tình trạng trên là dấu hiệu bị bệnh gì, bạn cần tự theo dõi tần suất triệu chứng và đến bệnh viện thăm khám khi:

  • Tình trạng vướng khi nuốt không thuyên giảm mà ngày một tăng tần suất xuất hiện; 
  • Có cảm giác đau khi nuốt; 
  • Giọng nói bị ảnh hưởng, nói nhỏ, đau khi nói, nói không bình thường; 
  • Có dấu hiệu sốt cao kèm theo; 
  • Cơ thể sụt cân nhanh chóng, gầy gò; 
  • Cơ thể yếu ớt, dễ mệt mỏi, tinh thần kém.

Có cảm giác bị vướng ở cổ họng nhưng không đau bị bệnh gì Nếu bị đau, cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng, vướng khi nuốt, bạn cần đi khám sớm để điều trị

Nếu nhận thấy tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau thường xuyên kèm những dấu hiệu bất thường kể trên thì đây không còn là hiện tượng bình thường, bạn cần đến bệnh viện để được khám, chữa kịp thời bằng những xét nghiệm, thăm khám như: 

  • Bác sĩ khám lâm sàng, đánh giá, kiểm tra tâm lý bệnh nhân để loại trừ nguyên nhân do quá căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi,...; 
  • Khám thông tai - mũi - họng, phát hiện những bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan,...; 
  • Nội soi dạ dày, thực quản để kiểm tra tổn thương (nếu có) hoặc phát hiện sớm khối u bất thường; 
  • Chụp cộng hưởng từ, siêu âm cổ họng, siêu âm tuyến giáp,... giúp tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên những hiện tượng khó chịu. 

Điều trị vướng ở cổ họng nhưng không đau bằng cách nào? 

Việc tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng vướng ở cổ họng nhưng không đau đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, ngăn ngừa tái phát. Đặc biệt là khi hiện tượng này liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ họng, khối u ở cổ họng,... Phương án điều trị cho từng trường hợp là khác nhau: 

  • Trường hợp bị vướng ở cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thay đổi những thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh;
  • Nếu nguyên nhân vướng khi nuốt là do viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,..., người bệnh cần điều trị dứt điểm, tránh làm dịch mũi chảy xuống cổ họng gây ngứa, vướng;
  • Các nguyên nhân do tuyến giáp hoặc hen suyễn, bạn cũng cần điều trị sớm để giảm cảm giác khó chịu;
  • Trường hợp nguyên nhân do tâm lý căng thẳng, stress,... bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị tâm lý thích hợp để trấn an người bệnh. 

Cách phòng ngừa vướng ở cổ họng khi nuốt 

Lối sống hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung và tình trạng bị vướng ở cổ họng nhưng không đau nói riêng. Để phòng tránh hiện tượng này hiệu quả, bạn cần ghi nhớ những điều sau: 

Từ bỏ thói quen sinh hoạt gây hại

Thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn,... không những gây hại cho sức khỏe mà lâu dần còn hại đến hệ hô hấp, cổ họng, gây khò khè, hại phổi, ung thư vòm họng, hạ họng,... Từ bỏ thói quen hút thuốc còn là hành động bảo vệ sức khỏe cho người thân, gia đình của mình. 

Chú ý chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn có công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói thường xuyên, nói to như giáo viên, phóng viên, người dẫn chương trình,... thì việc chủ động chăm sóc, bảo vệ cổ họng bằng các thói quen tốt hàng ngày là điều cần thiết. 

Giữ ấm cho cổ họng khi trời lạnh, hạn chế thức uống quá lạnh hoặc quá nóng, sử dụng những thực phẩm tốt cho giọng nói, cổ họng,... là những cách phòng ngừa vướng ở cổ họng nhưng không đau hiệu quả. 

Vướng ở cổ họng nhưng không đau điều trị thế nào Trà gừng mật ong là thức uống tốt cho cổ họng, giữ ấm cơ thể

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Để kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe và có phương án điều trị hiệu quả cao nhất, bạn nên khám sức khỏe định kỳ dù ở bất cứ độ tuổi nào. Khi có bệnh lý về cổ họng, đường hô hấp, việc điều trị dứt điểm sẽ hạn chế biến chứng của bệnh. Bởi việc tái đi tái lại bệnh lý sẽ làm sức khỏe yếu hơn, cổ họng yếu đi và dễ bị tổn thương.

Tóm lại, vướng ở cổ họng nhưng không đau không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ghi nhận hiện tượng này xuất hiện thường xuyên, bạn cần khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân, điều trị sớm, dứt điểm, kịp thời, đảm bảo hiệu quả.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm