Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không?

Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xét nghiệm canxi máu là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng hạ hoặc tăng canxi máu. Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm này là một phần của xét nghiệm máu định kỳ giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý. Vậy xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không?

Bạn nên xét nghiệm canxi máu thường xuyên để kiểm tra nồng độ canxi trong máu từ đó có cách xử lý. Nồng độ canxi quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương, sỏi thận, vấn đề trong chuyển hóa canxi, suy chức năng tuyến cận giáp và các bệnh lý khác. Vây làm xét nghiệm gì để biết thiếu canxi hay xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không?

Xét nghiệm gì để biết thiếu canxi?

Cách kiểm tra tình trạng thiếu canxi cũng tùy thuộc vào từng trường hợp và đối tượng khác nhau như người lớn và trẻ em.

Đối với người lớn

Cách kiểm tra tình trạng thiếu canxi ở người lớn rất quan trọng vì dấu hiệu nhận biết thiếu canxi không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Để đảm bảo sức khoẻ, cách kiểm tra tình trạng thiếu canxi có thể thông qua các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu để xem lượng canxi trong máu. Thông thường, cơ thể có cơ chế điều hòa và phân phối canxi đến các cơ quan đặc biệt là máu. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị thiếu canxi, máu không được cung cấp canxi đầy đủ. Nếu mức canxi trong máu hạ thấp, bạn có thể gặp nguy hiểm.
  • Kiểm tra mật độ xương: Mặc dù không trực tiếp như xét nghiệm máu nhưng cũng có thể xác định xem xương dày hay mỏng. Xét nghiệm mật độ xương có thể phát hiện khả năng thiếu canxi.

Các triệu chứng như chuột rút, răng vàng, chóng mặt, tê tay chân hoặc đau xương, móng tay yếu và dễ gãy là những dấu hiệu nhận biết thiếu canxi nhưng cũng cần tham khảo thêm thông tin để xác định chính các nguyên nhân.

Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không? 1
Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không? Cách kiểm tra thiếu canxi là xét nghiệm máu và kiểm tra mật độ xương

Đối với trẻ em

Làm thế nào để kiểm tra tình trạng thiếu canxi ở trẻ khi trẻ có dấu hiệu còi xương, rối loạn giấc ngủ, chậm mọc răng, chậm lớn,…

Hiện nay phương pháp xét nghiệm canxi máu là cách kiểm tra được áp dụng phổ biến nhất với trẻ nhỏ. Nếu canxi được dự trữ nhiều trong xương và máu thiếu canxi thì cơ thể sẽ lấy canxi ra khỏi xương. Nếu quá trình này kéo dài, lượng canxi trong xương giảm dần dẫn đến tình trạng thiếu canxi, điều này khiến trẻ thường kêu đau xương khi vận động, chỉ giảm đau khi nghỉ ngơi.

Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không?

Xét nghiệm máu có thể sẽ cho thấy mức độ canxi trong máu có bình thường không vì cơ thể sẽ có cơ chế điều chỉnh phân phối canxi để đảm bảo có đủ lượng canxi trong máu cho các quá trình thiết yếu. Nếu mức canxi trong máu thấp, cơ thể có thể gặp nguy hiểm, một số cơ quan bị gián đoạn hoạt động.

Kiểm tra mật độ xương có thể gián tiếp kiểm tra cơ thể có đủ canxi hay không vì cho biết xương dày hay mỏng. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng chính xác vì mật độ xương được xác định bởi ít nhất hai yếu tố, một là lượng canxi và thứ hai là mức độ cơ bắp. Bạn có thể bổ sung đầy đủ canxi cần thiết nhưng nếu nằm trên giường cả ngày, xương của bạn sẽ mỏng đi. Vì vậy, xét nghiệm mật độ xương có thể xác định khả năng thiếu canxi nhưng không thể xác định chắc chắn tình trạng này.

Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không? 2
Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không? Xét nghiệm máu có thể sẽ cho thấy mức độ canxi trong máu 

Tại sao cần xét nghiệm canxi máu?

Thông thường, nồng độ canxi trong máu luôn dao động trong một phạm vi nhất định, được cơ thể kiểm soát thông qua cơ chế điều hòa ngược. Khi nồng độ canxi trong máu thấp, cơ thể tăng tiết hormone tuyến cận giáp và ức chế sản xuất hormone calcitonin, khiến canxi từ xương vào máu từ đó làm tăng nồng độ canxi trong máu.

Khi nồng độ canxi trong máu cao gây ức chế hormone tuyến cận giáp cũng như tăng tiết hormone calcitonin dẫn đến tăng hấp thu canxi từ xương và lượng canxi dư thừa sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân. Hầu hết những người có mức canxi thấp hoặc cao nhẹ đều không có triệu chứng bất thường. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi nồng độ canxi trong máu quá thấp hoặc quá cao. Bạn nên làm xét nghiệm canxi máu khi:

  • Sau khi ghép thận.
  • Tìm nguyên nhân điện tâm đồ bất thường.
  • Để kiểm tra các vấn đề cận tuyến giáp hoặc thận, một số loại ung thư và các vấn đề về xương, viêm tuyến tụy.
  • Để kiểm tra các triệu chứng đau cơ, chuột rút, co giật ngón tay và quanh miệng có phải do nồng độ canxi trong máu quá thấp hay không.
  • Kiểm tra các triệu chứng suy nhược cơ thể, chán ăn, buồn nôn, táo bón, đi tiểu nhiều, đau bụng hoặc đau xương có phải là do canxi máu quá thấp hoặc quá cao hay không.
  • Là một phần của xét nghiệm máu định kỳ.
  • Xét nghiệm thiếu canxi không được thực hiện ở phụ nữ mang thai.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm canxi máu

Giá trị bình thường

Giá trị bình thường khi xét nghiệm canxi trong máu ở người trưởng thành từ 8.6 - 10.2 mg/dL, 4.2 - 5.3 mEq/L hoặc 2.1 đến 2.6 mmol/L. Giá trị này có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm nhưng không đáng kể. Dựa vào chỉ số này có thể so sánh, phân loại tình trạng bệnh nhân là tăng canxi máu hay hạ canxi máu.

Tăng nồng độ canxi máu

Khi xét nghiệm canxi máu cho thấy mức canxi trên mức bình thường được gọi là tăng canxi máu. Tăng canxi máu có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện bằng các triệu chứng không rõ ràng như lú lẫn, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đau xương, tổn thương ống thận, rối loạn nhịp tim, khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều,... Những biểu hiện lâm sàng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chỉ có xét nghiệm canxi máu mới có thể giúp phát hiện tình trạng này.

Giảm nồng độ canxi máu

Khi xét nghiệm canxi máu cho thấy mức canxi dưới mức bình thường được gọi là hạ canxi máu. Thông thường, hạ canxi máu xảy ra khi quá nhiều canxi bị mất qua nước tiểu hoặc lượng canxi được chuyển từ xương vào máu không đủ.

Các triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị hạ canxi trong máu:

  • Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.
  • Tê môi, lưỡi, đầu ngón tay và ngón chân.
  • Co cơ khắp cơ thể.
  • Chuột rút, đau cơ.
  • Cảm giác khó thở.
  • Trầm cảm, cáu kỉnh, căng thẳng.
Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không? 3
Giảm nồng độ canxi máu khiến tay chân bị đau

Bài viết trên đây đã giải thích xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không. Xét nghiệm máu là cách đơn giản và phổ biến nhất để biết cơ thể có nồng độ canxi trong máu cao hay thấp để có cách xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Canxi cho bà bầu loại nào tốt? Tại sao cần phải bổ sung canxi khi mang thai?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm