Xét nghiệm tầm soát ung thư xương: Đối tượng và các xét nghiệm cần thực hiện
Ngày 11/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư xương được thống kê là bệnh nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Chính vì vậy việc xét nghiệm tầm soát ung thư xương sớm để phát hiện và điều trị kịp thời là điều hết sức cần thiết.
Xét nghiệm tầm soát ung thư xương bao gồm những xét nghiệm nào? Ai là người cần thực hiện tầm soát ung thư xương? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ung thư xương là bệnh gì?
Ung thư xương là sự xuất hiện khối u ác tính phát triển từ những tế bào xương. Khối u làm phá hủy các mô xương bình thường, gây ra những cơn đau trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Ung thư xương có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư xương cao nhất là người già, lớn tuổi,.... Điều đáng lo ngại hơn là hầu như các trường hợp ung thư xương đều là vô căn, không rõ nguyên nhân.
Những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp chính là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư xương. Những người đã từng được xạ trị hoặc tiếp xúc với bức xạ cũng có khả năng mắc bệnh ung thư xương.
Ung thư xương có thể gọi là biến chứng có thể gặp trong quá trình xạ trị, đây là hậu quả sau thời gian dài tiếp xúc với bức xạ. Việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa làm biến đổi các tế bào bên trong cơ thể, từ đó dẫn đến ung thư xương.
Ung thư xương có các triệu chứng như:
Đau xương khớp dai dẳng, đau tăng dần theo thời gian. Cơn đau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Sưng và đỏ tại vùng xương có tế bào ung thư gây hạn chế vận động.
Xương yếu hơn và dễ gãy.
Đi khập khiễng.
Các loại ung thư xương và các giai đoạn phát triển của ung thư xương
Nhờ các xét nghiệm ung thư xương, bạn có thể phát hiện ra nhiều loại ung thư xương khác nhau trong đó hay gặp nhất là các loại:
ESFTs (Ewing Sarcoma - Ung thư xương có tính chất gia đình): Đây là loại ung thư xương phổ biến nhất, có tính chất di truyền. Loại ung thư này thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên ở độ tuổi 16 - 20. Ewing Sarcoma xuất hiện ở mô cơ, mô mỡ, mô sợi và các mô nâng đỡ trong xương. Xương chậu, xương sống và xương cánh tay, cẳng chân là những vị trí thường gặp của ESFTs.
Sarcoma sụn: Đây là loại ung thư tồn tại trong mô sụn, chúng đã thể hiện quá rõ qua chính tên gọi của mình. Sarcoma sụn thường phát triển tại xương chậu, xương vai và xương đùi.
Xét nghiệm ung thư xương là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh và đưa đến những tiên lượng tốt cho người bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm rất khó thực hiện ở giai đoạn đầu. Các giai đoạn của ung thư xương bao gồm:
Giai đoạn I: Ung thư xương chỉ mới khu trú ở xương, chưa lan rộng ra các cơ quan khác của cơ thể. Trong giai đoạn I, các tế bào ung thư chưa nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể vẫn còn đủ khả năng để ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư.
Giai đoạn II: Trong giai đoạn II các tế bào ung thư xương đã bắt bầu phát triển nhanh và mạnh hơn, vượt khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch, và vẫn còn khu trú tại các vị trí của xương.
Giai đoạn III: Là giai đoạn rất dễ phát hiện ra ung thư xương nhất. Trong giai đoạn này, trên cùng một mô xương các tế bào ung thư vẫn tiếp tục xâm lấn và phát triển từ 2 đến 3 vị trí.
Giai đoạn IV: Còn gọi là giai đoạn cuối của ung thư xương. Ở giai đoạn này việc thực hiện xét nghiệm ung thư xương đã là quá muộn và khả năng chữa khỏi là rất hiếm. Các tế bào ung thư trong giai đoạn này tăng nhanh chóng mặt và ảnh hưởng di căn tới tất cả các bộ phận khác của cơ thể.
Ai cần xét nghiệm tầm soát ung thư xương?
Đối tượng cần xét nghiệm tầm soát ung thư xương là những người già, lớn tuổi. Khi bạn càng lớn tuổi thì xương bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên, dẫn đến suy giảm chức năng cơ xương khớp làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người bệnh.
Bên cạnh đó, người thường xuyên hoạt động tay chân như vận động viên, người lao động tay chân cũng cần tầm soát ung thư xương định kỳ. Những người hoạt động trong ngành nghề này đều phải hoạt động tay chân trong thời gian dài với cường độ cao nên cơ xương khớp liên tục chịu áp lực lớn và nguy cơ chấn thương đột ngột cao hơn người khác. Chính vì vậy, họ dễ mắc những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm gân cơ,… Và ung thư xương được xem là hậu quả nguy hiểm cần phải tầm soát và phòng tránh sớm.
Tầm soát ung thư xương cần làm những xét nghiệm gì?
Các xét nghiệm cần làm để tầm soát ung thư xương.
Chẩn đoán hình ảnh
X-quang: Đây xét nghiệm ung thư xương được chỉ định đầu tiên để kiểm tra tình trạng xương, đặc biệt là khi nghi ngờ có khối u xương. Chụp X-quang có thể phát hiện ra bệnh sớm, khảo sát hình thái xương, hiểu và kiểm soát tình hình sức khỏe cơ xương khớp.
CT: Chụp CT là phương pháp cho ra những hình ảnh cắt lớp chi tiết của các bộ phận trong cơ thể. Chụp CT tuy không tối ưu bằng MRI trong phát hiện ung thư xương nhưng đây cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng để tìm ra các tế bào ung thư di căn.
MRI: Phương pháp chụp MRI cho ra những hình ảnh bên trong xương, các mô mềm xung quanh khối u, mạch máu, thần kinh từ đó giúp bác sĩ xác định được mức độ chính xác của khối u, vùng có tế bào ung thư. Ngoài ra, MRI có thể phát hiện được khối u xương nhỏ.
PET: Chụp PET là phương pháp cho ra những hình ảnh giải phẫu chi tiết bên trong cơ thể con người, thể hiện rõ được sự chuyển hóa bên trong cơ thể. Đây là phương pháp tân tiến mới có thể xác định được hoạt động trao đổi chất của các các mô nếu thêm sự hỗ trợ của các thông tin giải phẫu.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy trong mọi loại tầm soát ung thư, kiểm tra sức khỏe, kể cả xét nghiệm tầm soát ung thư xương. Nồng độ ALP, LDH cũng giúp tiên lượng cho khả năng ung thư xương.
Sinh thiết tổn thương: Đây là lấy một phần mẫu mô xương của người bệnh đem đi xét nghiệm soi dưới kính hiển vi. Sinh thiết được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư với kết quả chính xác khá cao.
Sinh thiết tủy xương: Phương pháp thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm từ tủy xương đem đi kiểm tra để đánh giá tình trạng tủy xương và tế bào máu của người bệnh. Chỉ định sinh thiết tủy xương và chọc hút tủy xương khi:
Có kết quả chẩn đoán bệnh hoặc tình trạng liên quan đến tủy xương, tế bào máu.
Kiểm tra mẫu sinh thiết: Bác sĩ thực hiện kiểm tra xem khối u của người bệnh là ác tính hay lành tính.
Như vậy xét nghiệm tầm soát ung thư xương là điều hết sức cần thiết ở người già, người cao tuổi, người hoạt động tay chân nhiều. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã có thể giúp bạn biết được mình có nằm trong nhóm đối tượng cần tầm soát ung thư xương hay không và những việc sẽ làm khi thực hiện tầm soát để chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như điều kiện kinh tế để tham gia tầm soát.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.