Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bệnh này diễn biến nhanh và phức tạp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đe dọa tính mạng. Do đó, xét nghiệm troponin đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim giúp ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm Troponin và tầm quan trọng của xét nghiệm này trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra lời khuyên hữu ích giúp phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Troponin là một phức hợp protein quan trọng có vai trò quyết định trong việc điều hòa hoạt động co cơ tim. Được chia thành ba loại - Troponin C, Troponin I và Troponin T, trong đó, Troponin T đóng vai trò quan trọng và có tính đặc hiệu cho các tổn thương cơ tim.
Khi cơ tim bị tổn thương và có dấu hiệu hoại tử, Troponin T sẽ được giải phóng vào máu và duy trì ở nồng độ cao trong nhiều ngày liên tiếp. Việc xét nghiệm hàm lượng Troponin T trong máu, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật khác, có thể giúp chẩn đoán nhanh chóng những trường hợp nhồi máu cơ tim.
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy tăng Troponin T, chứng tỏ rằng rằng tế bào tim đang gặp phải vấn đề bất thường cấp tính. Ngược lại, nếu kết quả nằm trong giới hạn bình thường, cần thực hiện kiểm tra lại sau khoảng 4 - 6 giờ và tiến hành đo lần thứ hai. Nếu giá trị vẫn duy trì ổn định, điều này cho thấy bệnh nhân có ít khả năng bị nhồi máu cơ tim.
Xét nghiệm Troponin T đặc hiệu trong bệnh lý tim mạch, do đó được thực hiện trong các trường hợp sau:
Troponin T thường tăng cao đột ngột trong khoảng 3 - 4 giờ đầu tiên sau khi bị nhồi máu cơ tim và duy trì ở mức cao trong khoảng 2 tuần. Do đó, xét nghiệm Troponin đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay, việc sử dụng xét nghiệm Troponin siêu nhạy (high sensitive Troponin) được khuyến khích thay thế cho xét nghiệm Troponin trước đây. Xét nghiệm Troponin siêu nhạy giúp phát hiện sớm sự gia tăng Troponin, giúp chẩn đoán kịp thời và tránh bỏ qua dấu hiệu bệnh. Sử dụng xét nghiệm Troponin siêu nhạy, quy trình chẩn đoán hoặc loại trừ nhồi máu cơ tim cấp chỉ cần 3 giờ thay vì 6 - 9 giờ như trước đây.
Xét nghiệm Troponin T có độ nhạy cao (hs-cTnT) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa quan ECLIA và đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Chỉ số Troponin T bình thường có thể được xác định như sau:
Tuy nhiên, chỉ số Troponin T bình thường có thể thay đổi giữa các phòng xét nghiệm do sử dụng máy và hóa chất khác nhau. Nếu các xét nghiệm định lượng cTnT trước đây chỉ có thể phát hiện giá trị cTnT tương đối lớn (từ 0.10μg/l), xét nghiệm Troponin siêu nhạy với giá trị lát cắt 14 ng/l có khả năng phát hiện tất cả các dạng tổn thương cơ tim, kể cả tình trạng mãn tính như loạn nhịp tim, nghẽn tắc phổi,...
Xét nghiệm Troponin T thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng động mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên hoặc không có ST chênh lên và cơn đau thắt ngực.
Nếu kết quả hs-cTnT trong lần xét nghiệm đầu tiên là bình thường (<14 ng/l), cần thực hiện xét nghiệm lần thứ hai sau 3 - 6 giờ. Nếu giá trị hs-cTnT tăng hơn 50% so với giá trị ban đầu, đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp. Nếu kết quả vẫn duy trì dưới 14 ng/l chứng tỏ không có dấu hiệu nhồi máu cơ tim.
Trong trường hợp hs-cTnT ban đầu tăng từ 14 - 53 ng/l, cũng cần thực hiện xét nghiệm lần hai sau 3 - 6 giờ. Nếu giá trị hs-cTnT tăng hơn 50% so với giá trị ban đầu, có thể xác định là nhồi máu cơ tim cấp.
Nếu giá trị hs-cTnT ban đầu > 53 ng/l, cần thực hiện xét nghiệm lần hai sau 3 - 6 giờ. Nếu giá trị hs-cTnT tăng hơn 30% so với giá trị ban đầu, có thể xác nhận là nhồi máu cơ tim cấp.
Ở nhóm người cao tuổi, giá trị hs-cTnT 86.8 ng/l được xem xét là ngưỡng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng và đột ngột, rất khó kiểm soát. Để phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, có thể thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh:
Bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cần thiết:
Hoạt động thể dục, thể thao đều đặn: Thực hiện các hoạt động thể dục và thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
Theo dõi cân nặng đều đặn để đảm bảo sức khỏe và giảm áp lực cho tim mạch.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác vì chúng có thể gây hại cho tim mạch và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nồng độ Troponin cao thường là một dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt nếu nó tăng đột ngột, có thể chỉ ra nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, nồng độ Troponin tăng cao cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng huyết, suy thận, suy tim, tổn thương liên quan đến hóa trị, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng tim, viêm cơ tim, tổn thương tim do sử dụng các chất kích thích như cocaine, hoặc chấn thương như một cú đánh mạnh vào ngực. Việc nhận biết và xác định nguyên nhân của sự tăng nồng độ Troponin là quan trọng để đưa ra điều trị phù hợp.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về xét nghiệm Troponin và tầm quan trọng của xét nghiệm trong việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Nồng độ Troponin cao hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của các chấn thương và tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Tuy nhiên, việc đưa ra chẩn đoán về bệnh tim cần kết hợp giữa kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng và các triệu chứng lâm sàng để có nhận định chính xác và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.