Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư tuyến yên là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu ngay khi nào bạn cần xét nghiệm u tuyến yên nhé!
Hiện nay, có đến 60% người bệnh chỉ phát hiện ra bản thân bị ung thư tuyến yên khi căn bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Điều này kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đây là lý do mà bác sĩ khuyên người bệnh nên xét nghiệm u tuyến yên thường xuyên.
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, có chức năng điều hòa sự bài tiết hormone của các tuyến nội tiết khác như: Tuyến giáp, tuyến thượng thận. Khi bộ phận này xuất hiện khối u, khả năng hoạt động của tuyến yên sẽ ngay lập tức bị suy giảm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác.
Xét nghiệm u tuyến yên là quy trình bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau nhằm phát hiện ra sự xuất hiện của khối u nằm trong tuyến yên của người bệnh.
Bệnh u tuyến yên xảy ra hầu hết ở người già. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại nội tiết tố, kích thước và vị trí khối u mà mỗi người bệnh sẽ cảm nhận được căn bệnh một cách khác nhau. Dưới đây là 3 dấu hiệu đặc trưng nhất ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh u tuyến yên:
Nội tiết tố tăng sinh nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến nhiều dấu hiệu bất thường của cơ thể như: Đầu to, trán dô, mắt to, bàn chân, ngón chân to,... Ngoài ra, mỗi giới tính lại có những biểu hiện khác nhau như:
U tuyến yên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhìn của người bệnh. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng rối loạn thị giác như: Nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hoặc bên ngoài, mắt lác,... đi kèm với tê bì chân tay.
Hiện tượng tăng áp lực nội sọ có thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, thậm chí là hôn mê. Đây là dấu hiệu cho thấy căn bệnh u tuyến yên đã đã tiến sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, khối u đã lớn hơn, chèn vào các dây thần kinh quan trọng.
Nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện u tuyến yên, người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Quy trình xét nghiệm u tuyến yên sẽ được tiến hành như sau:
Theo các bác sĩ, u tuyến yên thường là các khối u lành tính nên không có khả năng phát triển thành ung thư tuyến yên hay di căn đến các vị trí khác. Tuy nhiên, kích thước của khối u sẽ phát triển nhanh chóng, chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu não.
Bởi vậy, việc xét nghiệm u tuyến yên giúp các bác sĩ phát hiện ra kích thước và vị trí của khối u. Từ đó, đưa ra các chỉ định phù hợp. Cụ thể:
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của căn bệnh u tuyến yên là gây mất thị lực hoàn toàn hoặc mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Để phòng tránh những biến chứng không mong muốn này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm u tuyến yên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh chưa bao giờ là sai. Bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!
Xem thêm: Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.