Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm BUN là chỉ số thường gặp khi thăm khám sức khỏe. Vậy cụ thể thì xét nghiệm BUN là gì? Chỉ số này phản ánh những gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm BUN là gì là thắc mắc của nhiều người khi được bác sĩ chỉ định thực hiện. Đây là xét nghiệm cung cấp một số thông tin quan trọng giúp đánh giá tình trạng của gan và thận trong cơ thể.

Xét nghiệm BUN là gì?

Để hiểu rõ xét nghiệm BUN là gì, bạn cần nắm được BUN là viết tắt của từ gì. BUN là viết tắt của cụm Blood Urea Nitrogen, dịch sang tiếng Việt là lượng nitơ có trong ure. Chỉ số này khác với xét nghiệm ure máu sẽ đo hết toàn bộ các phân tử ure trong máu.

Một số người vẫn còn nhầm lẫn xét nghiệm BUN và xét nghiệm ure máu là giống nhau. Tuy nhiên, phải phân biệt rõ ràng xét nghiệm BUN và ure máu. BUN chỉ đo lượng nitơ có trong ure (urea nitrogen), không phải tất cả các phân tử ure trong máu.

Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào? 1
Nhiều người vẫn chưa rõ xét nghiệm BUN là gì

Quá trình tạo ra ure ở gan diễn ra theo chu trình Crebs-Henseleit với cơ chế như sau:

  • Gan tạo ra amoniac, trong đó bao gồm cả nitơ.
  • Nitơ kết hợp với các yếu tố như carbon, hydro và oxy.
  • Chất thải hóa học ure được tạo thành.
  • Ure theo máu di chuyển từ gan đến thận.
  • Thận lọc bỏ ure và các chất thải khác có trong máu.
  • Chất thải được bài tiết thông qua nước tiểu.

Xét nghiệm BUN sẽ giúp chúng ta xác định được nồng độ urea nitrogen đang ở mức nào. Nồng độ urea nitrogen quá thấp hoặc quá cao đều là những dấu hiệu cảnh báo gan và thận đang có bất thường, bên cạnh những vấn đề về sức khỏe khác.

Cách tính chỉ số BUN từ ure

Tại các quốc gia như Mỹ, Mexico, Áo và Đức, xét nghiệm BUN được tiến hành phổ biến. Tuy nhiên tại Việt Nam cùng một số nước còn lại, xét nghiệm ure sẽ thường được dùng hơn.

Nếu đang sử dụng đơn vị mmol/L thì ure = BUN. Tuy nhiên, nếu dùng đơn vị mg/dL cho BUN và ure thì sẽ có sự khác nhau. Do đó, bạn nên nắm được cách tính chỉ số BUN từ ure và ngược lại để hiểu được ý nghĩa của xét nghiệm BUN là gì.

Hiện nay, đa phần các kết quả xét nghiệm BUN đều sẽ được tính toán dựa trên xét nghiệm ure toàn phần có trong máu. Công thức tính như sau:

  • Nếu tính theo đơn vị mmol/L thì BUN = ure.
  • Nếu tính theo đơn vị mg/dL: Ure = BUN x 2.14 (mg/dL).
  • BUN (mmol/L) = BUN (mg/dL) × 0.3571.
Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào? 2
Xét nghiệm BUN phổ biến ở một số quốc gia như Mỹ, Mexico, Áo và Đức

Ý nghĩa của xét nghiệm BUN

Hiểu được ý nghĩa của xét nghiệm BUN là gì giúp người bệnh không còn hoang mang khi nhận được kết quả của chỉ số này mỗi khi thăm khám sức khỏe.

BUN có giá trị bình thường

Chỉ số BUN trong máu và nước tiểu của người khỏe mạnh là khi:

  • Nồng độ BUN = ure trong máu:
    • Đối với người nam trưởng thành: Từ 8 - 24 mg/dL, tương đương 2.86 - 8.57 mmol/L.
    • Đối với người nữ trưởng thành: Từ 6 - 21 mg/dL tương đương 2.14 - 7.50 mmol/L.
  • Nồng độ ure trong nước tiểu: Từ 428 - 714 mmol/24 giờ.

Kết quả của xét nghiệm BUN thường được đo bằng đơn vị mg/dL lẫn mmol/L. Phạm vi trung bình của BUN vẫn có sự khác nhau, tùy thuộc vào thang tham chiếu được áp dụng và độ tuổi của người xét nghiệm. Cụ thể, nồng độ urea nitrogen thường có xu hướng tăng theo tuổi tác. Do đó, chỉ số ở trẻ em thường thấp hơn.

Chỉ số BUN tăng

Như đã đề cập ở trên, nồng độ urea nitrogen trong máu cao là dấu hiệu cho thấy thận đang hoạt động không tốt. Đặc biệt, nếu kết quả thu được trên 50 mg/dL (tương đương 17,85 mmol/L) thì có thể đây là cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về thận như:

Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào? 3
Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số xét nghiệm BUN tăng cao

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ số BUN tăng cao cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu do xuất hiện u, sỏi và phì đại tiền liệt tuyến;
  • Suy tim sung huyết;
  • Nhồi máu cơ tim gần đây;
  • Xuất huyết dạ dày;
  • Mất nước vì không uống đủ hoặc do lý do khác;
  • Bị sốc (choáng);
  • Bỏng nặng gây giảm thể tích;
  • Tăng chuyển hoá protein, thường là do đói;
  • Chế độ ăn uống giàu đạm, tăng lượng protein hấp thu vào;
  • Sử dụng một số thuốc như corticosteroids và vài nhóm kháng sinh.

Chỉ số BUN thấp

Khi chỉ số BUN thấp hơn mức bình thường, bác sĩ có thể nghi ngờ người bệnh đang có dấu hiệu tổn thương gan hoặc do chế độ ăn uống gây ra. Cụ thể:

  • Suy gan;
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu protein;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Hydrat hoá quá mức, nạp nhiều carbohydrate.

Dựa vào thể trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu nhằm giúp chẩn đoán chính xác bất thường tại gan hoặc thận. Từ đó đưa ra kế hoạch chữa trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào? 4
Chỉ số BUN thấp có thể cảnh báo một số vấn đề về gan

Có thể thấy, xét nghiệm BUN là một xét nghiệm khá quan trọng, giúp nhận biết một số vấn đề sức khỏe cần được điều trị. Do đó, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm BUN.

Mong rằng thông tin từ bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu được xét nghiệm BUN là gì và có ý nghĩa như thế nào. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe bổ ích nhé!

Xem thêm: Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin