Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Bệnh mất ngủ ở người già

Bệnh mất ngủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Thông thường, người lớn cần ngủ ít nhất 7 - 9 giờ để hồi phục sau khi làm việc cả ngày dài. Ngủ đủ giấc là bí quyết quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Tuy nhiên, mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ phổ biến, đặc biệt là ở người già. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, khó tập trung vào ban ngày và có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh mất ngủ ở người già

Mất ngủ được phân thành hai nhóm chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Trong đó, mất ngủ cấp tính mô tả tình trạng khó ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng không quá ba tháng. Chứng mất ngủ này thường có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài như sự tiêu cực trong sức khỏe tinh thần (áp lực công việc, mất đi người thân,...) hay một bệnh lý nào đó.

Còn mất ngủ mãn tính được xác định khi một ai đó có vấn đề về giấc ngủ như khó vào giấc, ngủ không sâu, dễ thức giấc,... hay các triệu chứng ban ngày như buồn ngủ ban ngày, kém tập trung ít nhất ba ngày mỗi tuần trong hơn ba tháng. Người ta ước tính có khoảng 10% đến 15% số người mắc chứng mất ngủ mãn tính. Những người mắc chứng mất ngủ mãn tính thường cảm thấy đau khổ vì không thể ngủ được và những ảnh hưởng cuộc sống ban ngày do mất ngủ đó gây ra.

Triệu chứng bệnh mất ngủ ở người già

Những triệu chứng của bệnh mất ngủ ở người già

Các triệu chứng của chứng mất ngủ liên quan đến thời lượng giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và các vấn đề khác do mất ngủ ảnh hưởng đến vào ban ngày. Các vấn đề phổ biến có thể báo hiệu sự hiện diện của chứng mất ngủ bao gồm:

  • Khó ngủ (khó vào giấc, ngủ không sâu, ngủ ít);
  • Mệt mỏi khi thức dậy;
  • Giảm tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập;
  • Ảnh hưởng hành vi và cảm xúc.
Bệnh mất ngủ ở người già là gì? Những vấn đề liên quan đến mất ngủ 1.jpg
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc

Tác động của bệnh mất ngủ ở người già với sức khỏe

Bệnh mất ngủ ở người già rất phổ biến, tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe biểu hiện bởi những cảm giác chung chung như không khỏe về tinh thần, mệt mỏi, cáu gắt, lo lắng,...

Biến chứng có thể gặp bệnh mất ngủ ở người già

Chứng mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của người mắc mà còn có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các tình trạng:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa người thân đến khám bác sĩ khi họ than phiền về giấc ngủ hay khi cảm buồn ngủ ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày trong thời gian sớm nhất có thể để được chăm sóc kịp thời.

Nguyên nhân bệnh mất ngủ ở người già

Một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ bao gồm:

  • Lệch múi giờ khi chuyển nơi làm việc, phòng ngủ quá nóng, lạnh hoặc ồn ào hoặc giường không thoải mái, mơ thấy ác mộng do tổn thương tâm lý.
  • Sử dụng các loại thuốc kích thích chẳng hạn như cocaine, cafein hoặc thuốc lá
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể gây ra chứng mất ngủ như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,…

Người lớn tuổi có các đặc điểm sau nên thường dễ mất ngủ hơn người trẻ:

Thay đổi nhịp sinh học: Theo tuổi tác, đồng hồ sinh học thường dịch chuyển nhanh hơn theo thời gian khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó giấc ngủ thường trở nên khó ngủ hơn khi bạn già đi, do đó những thay đổi trong môi trường xung quanh, tiếng ồn,... khiến người già dễ thức giấc.

Thay đổi mức độ hoạt động: Khi lớn tuổi, người ta thường ít tham gia các hoạt động thể chất, xã hội vì lý do sức khỏe. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ do khi càng ít hoạt động ban ngày người lớn tuổi càng có nhiều thời gian để ngủ trưa từ đó giảm khả năng ngủ ban đêm.

Thay đổi về sức khỏe: Cơn đau do các tình trạng như viêm khớp, lưng,…cũng như tình trạng trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Các vấn đề như bệnh tuyến tiền liệt hoặc bàng quang,... khiến giấc ngủ bị gián đoạn vì phải đi tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên cũng xuất hiện nhiều hơn ở người già gây mất ngủ.

Thuốc: Người già thường sử dụng nhiều thuốc hơn người trẻ làm tăng nguy cơ mất ngủ liên quan đến thuốc.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo