Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên có tên tiếng anh là Amyotrophic Lateral Sclerosis, được viết tắt là ALS. Trong đó: "A" có nghĩa là không, "Myo" dùng để chỉ cơ bắp, "Trophic" có nghĩa là dinh dưỡng, "Lateral" có ý chỉ vị trí trong tủy sống nơi có các tế bào thần kinh kiểm soát vận động, “Sclerosis “ có nghĩa là xơ cứng. Vì vậy, ALS nghĩa là "không có chất dinh dưỡng cho cơ bắp và dẫn đến teo". ALS thường được gọi là bệnh Lou Gehrig theo tên cầu thủ bóng chày nổi tiếng được chẩn đoán mắc bệnh này. ALS gây mất kiểm soát cơ bắp và nặng dần theo thời gian và có thể gây tử vong. ALS không có cách chữa trị và không có phương pháp điều trị hiệu quả nào để đảo ngược sự tiến triển của nó nên việc hiểu biết về nó rất cần thiết.
ALS hay bệnh Lou Gehrig là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. ALS dẫn đến mất kiểm soát hệ cơ, bệnh nặng dần qua thời gian. Nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa rõ ràng, một số trường hợp có liên quan gen di truyền.
ALS thường bắt đầu với co giật cơ và yếu cơ ở tay hoặc chân. ALS còn có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ cơ chi phối cho vận động, nói năng, ăn uống và điều hoà nhịp thở. Hiện nay, chưa có cách để chữa trị căn bệnh này.
ALS thường bắt đầu ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân. Sau đó, nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cơ bắp trở nên yếu hơn khi có nhiều tế bào thần kinh chết đi. Điều này cuối cùng ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt, nói và thở. Tuy nhiên, khi ALS tiến triển, ngày càng có nhiều triệu chứng được chú ý.
ALS thường không đau, không ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang, và các giác quan cũng ít bị chi phối, mà chủ yếu là ở vận động của hệ cơ.
Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của ALS:
Khi bệnh tiến triển lâu dần, các triệu chứng có thể bao gồm:
Nếu không được điều trị trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khiến tay và chân không thể tự cử động được. Theo thời gian, bạn sẽ cần sự giúp đỡ trong việc chăm sóc cá nhân, ăn uống và di chuyển. Chuyển động của cơ hoành để thở cũng bị suy giảm.
Khi ALS tiến triển, có thể gây ra các biến chứng liên quan đến hô hấp (suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất của ALS), khó nói chuyện, ăn uống và trí tuệ (có vấn đề với trí nhớ và khả năng ra quyết định). ALS cuối cùng sẽ dẫn đến tàn tật và tử vong. Cụ thể các biến chứng diễn biến theo thời gian như sau:
Vấn đề hô hấp: Qua thời gian, người bệnh ALS có thể bị yếu cơ hô hấp dần và người bệnh cần có mặt nạ thông khí hỗ trợ về đêm khi ngủ. Dụng cụ tương tự như những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ sử dụng. Qua thời gian bệnh tiến triển, có khi người bệnh cần hỗ trợ bằng thủ thuật mở khí quản, bác sĩ có thể mở 1 lỗ nhỏ ở phía trước cổ vùng khí quản, đặt dụng cụ trợ thở phù hợp để hỗ trợ bệnh nhân .
Nguyên nhân tử vong phổ biến nhất của người mắc ALS là suy hô hấp. Nửa số người tử vong trong vòng 14-18 tháng sau chẩn đoán. Tuy nhiên một số người có thể sống được 10 năm hoặc lâu hơn.
Vấn đề nói năng: Hầu hết những bệnh nhân ALS yếu nhóm cơ làm họ khó nói dần. Người bệnh bắt đầu nói chậm dần và thỉnh thoảng nói lắp, sau đó họ sẽ nói khó nghe dần, dần đến mức người khác không thể hiểu được lời nói của họ. Lúc này chúng ta có thể dụng các phương tiện giao tiếp khác hoặc công nghệ để hỗ trợ giao tiếp.
Vấn đề ăn uống: Người bệnh ALS có thể yếu cơ gây khó nuốt, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu nước. Nguy cơ cao họ dễ bị hít sặc thức ăn và nước uống vào phổi gây viêm phổi hít. Đặt ống thông nuôi ăn có thể giảm nguy cơ viêm phổi và đảm bảo đủ nước , cân bằng dinh dưỡng hơn cho bệnh nhân.
Mất trí nhớ: Người mắc ALS đôi khi khó nói và khó khăn trong việc ra quyết định. Một số người có thể diễn tiến đến mất trí nhớ trán thái dương.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
ALS do ảnh hương trực tiếp của hệ thống thần kinh vận động chú ý chi phối hoạt động vận động có ý thức như nói năng và đi lại. Có 2 nhóm thần kinh vận động ở sừng trước và sừng sau tuỷ sống đều bị chi phối. Khi các nhóm dây thần kinh bị tổn thương dần, chúng sẽ không còn chức năng dẫn truyền tín hiệu chi phối vận động hệ cơ. Kết quả là các cơ không thể vận động được nữa.
Nhà thần kinh học người Pháp Jean - Martin Charcot đã phát hiện ra ALS vào năm 1869. Mặc dù ALS có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào, nhưng có hai cách phân loại trường hợp khác nhau. Đối với khoảng 90% trong tất cả các trường hợp, không có tiền sử gia đình nào mắc bệnh hoặc có đột biến gen liên quan đến ALS.
Đối với 5 - 10% của tất cả các trường hợp, có tiền sử gia đình đã biết về căn bệnh này. Điều này thường được gọi là ALS gia đình. Trong các gia đình có gia đình mắc bệnh ALS, có 50% khả năng mỗi đứa con sẽ thừa hưởng đột biến gen và có thể phát triển bệnh. Vì những lý do không rõ, các cựu quân nhân có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh hơn so với công chúng.
Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh Lou Gehrig. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng khác như xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng tuyến giáp; sinh thiết cơ hoặc thần kinh; chọc dò tủy sống; chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp MRI; điện cơ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh (NCS),...
Bệnh Lou Gehrig (ALS) gây ra các triệu chứng tiến triển do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh vận động. Các triệu chứng có thể kể đến như:
Hiện nay, bệnh Lou Gehrig (ALS) không thể phòng ngừa được, vì nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên việc duy trì một lối sống lành mạnh giúp nâng cao chất lượng sống của chính mình là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.
Tuổi thọ sau khi được chẩn đoán bệnh Lou Gehrig có thể khác nhau. Trung bình người bệnh thường có thể sống từ 2 đến 5 năm sau khi được chẩn đoán. Khoảng 10% bệnh nhân có thể sống trên 10 năm sau chẩn đoán, và một số rất ít có thể sống lâu hơn nữa với sự hỗ trợ y tế tốt.
Các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát và thời điểm chẩn đoán đều có thể ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân. Các biện pháp hỗ trợ hô hấp và chăm sóc tốt cũng có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Lou Gehrig vẫn chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố được coi là liên quan như yếu tố di truyền (khoảng 5-10% các trường hợp Lou Gehrig là do di truyền), yếu tố môi trường (tiếp xúc với hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc trừ sâu hoặc một số chất gây ô nhiễm khác),...