Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vỡ mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vỡ mạch máu não (còn được biết đến là vỡ phình động mạch não) nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời hiệu quả, nó có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng, tăng nguy cơ tử vong đột ngột.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Vỡ mạch máu não là gì?

Phình động mạch não là một khối phồng giống như quả bóng ở thành động mạch não. Khi máu dồn vào chỗ phình này, phình mạch máu càng ngày càng to ra, thành mạch máu cũng yếu hơn. Nó tương tự như việc một quả bóng bay trở nên mỏng hơn và có nhiều khả năng nổ hơn khi nó chứa đầy không khí, thường phát triển ở các điểm phân nhánh của động mạch và gây ra bởi áp lực liên tục từ lưu lượng máu chạy qua.

Phình động mạch não có thể gây ra các triệu chứng nếu nó gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc mô não gần đó. Nếu phình mạch máu não vỡ ra, nó sẽ gây chảy máu trong não. Máu có thể gây áp lực quá mức lên mô não và thường gây ra cơn đau đầu dữ dội được gọi là đau đầu sét đánh bên cạnh các triệu chứng khác.

Vỡ mạch máu não có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Thời gian trôi qua càng lâu, khả năng tử vong hoặc tàn tật sẽ tăng lên.

Vỡ mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi. Chúng phổ biến nhất ở người lớn trong độ tuổi từ 30 đến 60 và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Những người bị rối loạn di truyền nhất định cũng có nguy cơ cao hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của vỡ mạch máu não

Đau đầu đột ngột và dữ dội là triệu chứng chính của vỡ mạch máu não. Cơn đau đầu này thường được mọi người mô tả là cơn đau đầu tồi tệ nhất mà họ từng trải qua.

Ngoài đau đầu dữ dội, các triệu chứng của vỡ mạch máu não có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn vọt;
  • Cứng cổ;
  • Mắt mờ hoặc nhìn đôi;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Co giật;
  • Mất ý thức;
  • Lú lẫn;
  • Yếu liệt tay chân;
  • Nói đớ;
  • Méo miệng.
vỡ mạch máu não 6.jpg
Các triệu chứng thường gặp của vỡ mạch máu não

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh vỡ mạch máu não

Sau khi vỡ mạch máu não, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Co thắt mạch máu: Điều này xảy ra làm cho giảm oxy đến não hơn.
  • Não úng thủy: Điều này xảy ra khi sự tích tụ quá nhiều dịch não tủy hoặc máu trong não, kết quả gây ra áp lực có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
  • Động kinh: Động kinh là sự gia tăng hoạt động điện tạm thời, không kiểm soát được trong não.
  • Hôn mê: Là trạng thái bất tỉnh kéo dài. Nó có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
  • Tử vong: Vỡ phình động mạch não dẫn đến tử vong trong khoảng 50% trường hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì khi phình mạch máu não bị vỡ sẽ gây đe dọa đến tính mạng của bạn. Cho nên, khi có triệu chứng đột ngột đau đầu dữ dội, yếu liệt, nói đớ, hay bất cứ triệu chứng nào của vỡ mạch máu não, người thân hãy chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Nếu có người thân trong gia đình có bệnh phình mạch máu não, bạn cũng hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá xem bạn có mắc bệnh hay không.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến vỡ mạch máu não

Các nhà khoa học cho rằng cao huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây vỡ mạch máu não. Lý do là vì huyết áp cao làm cho máu đẩy mạnh hơn vào thành mạch máu, từ đó dẫn đến vỡ mạch máu não. Các tình huống có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến vỡ phình động mạch não bao gồm:

  • Căng thẳng liên tục hoặc cơn tức giận bùng phát đột ngột hoặc cảm xúc mạnh mẽ khác.
  • Đang cố hết sức để nâng, mang hoặc đẩy vật nặng như tạ hoặc đồ đạc.
  • Đã biết bệnh cao huyết áp mà không được điều trị đúng cách bằng thuốc.
vỡ mạch máu não 7.jpg
Huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến nhất gây vỡ mạch máu não

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc vỡ mạch máu não?

Vỡ mạch máu não xảy ra thường xuyên nhất ở những người từ 30 tuổi trở lên đến 60 - 70 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở nhóm tuổi trẻ hơn. Phụ nữ có nhiều khả năng bị vỡ mạch máu não hơn đàn ông. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc vỡ mạch máu não.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vỡ mạch máu não

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vỡ mạch máu não bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch;
  • Lạm dụng rượu;
  • U não;
  • Hút thuốc lá;
  • Sử dụng ma túy;
  • Chấn thương đầu;
  • Huyết áp cao;
  • Viêm động mạch;
  • Di truyền.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vỡ mạch máu não

Các xét nghiệm bác sĩ sử dụng để chẩn đoán vỡ mạch máu não bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để phát hiện xuất huyết não hoặc một loại đột quỵ khác.
  • Chụp CT mạch máu (CTA): Là phương pháp tạo ra hình ảnh sắc nét hơn, chi tiết hơn về lưu lượng máu trong động mạch não. CTA có thể hiển thị kích thước, vị trí và hình dạng của phình mạch máu não chưa vỡ hoặc đã vỡ.
  • Chọc dịch não tủy: Nếu bạn bị xuất huyết dưới nhện, rất có thể sẽ có tế bào hồng cầu trong dịch não tủy. Nếu bạn có các triệu chứng của vỡ phình mạch máu não nhưng chụp CT không phát hiện bất thường, xét nghiệm dịch não tủy có thể giúp chẩn đoán.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể phát hiện kích thước, hình dạng và vị trí của cả phình động mạch chưa vỡ hoặc đã vỡ. Ngoài ra còn có thể phát hiện các tổn thương não khác như phù não, u não, viêm não, xuất huyết não...
vỡ mạch máu não 8.jpg
Chụp CT có thể giúp bác sĩ chẩn đoán vỡ mạch máu não

Phương pháp điều trị vỡ mạch máu não

Vỡ mạch máu não là một trường hợp cấp cứu y tế cần điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Lựa chọn điều trị tốt nhất cho bạn dựa trên giải phẫu mạch máu, kích thước và vị trí vỡ cũng như một số yếu tố khác như tuổi, sức khỏe tổng thể, bệnh nền. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt vi mạch: Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của một người, phẫu thuật có thể được chỉ định. Tuy nhiên, cần một đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để có thể thực hiện cuộc phẫu thuật thành công và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
  • Cuộn dây nội mạch: Thủ tục này là một thủ tục ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật cắt vi mạch.
  • Bắc cầu động mạch: Nếu tổn thương lớn quá mức, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu.

Các phương pháp khác để điều trị vỡ mạch máu não nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và kiểm soát các biến chứng:

  • Thuốc chống động kinh: Những loại thuốc này có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh liên quan đến vỡ mạch máu não.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Những loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do co thắt mạch máu não.
  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen có thể được sử dụng để điều trị chứng đau đầu.
  • Liệu pháp phục hồi chức năng: Những người sau khi bị vỡ mạch máu não thường cần liệu pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để lấy lại chức năng vận động, ngôn ngữ, tư duy đã mất và học cách đối phó với bất kỳ tình trạng khuyết tật vĩnh viễn nào.
vỡ mạch máu não 9.jpg
Điều trị vỡ mạch máu não bằng phẫu thuật

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của vỡ mạch máu não

Chế độ sinh hoạt:

  • Uống nhiều nước ít nhất 2 lít nước/ngày;
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia;
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Hạn chế căng thẳng tinh thần;
  • Tập thể dục mỗi ngày;
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý;
  • Không sử dụng các loại ma túy như Cocaine, Methamphetamine.

Chế độ dinh dưỡng:

Một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế tổn thương tế bào não bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như hạt óc chó, yến mạch, hạt chia;
  • Sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu;
  • Thực phẩm giàu omega-3, chẳng hạn như cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi;
  • Trái cây và rau quả có màu sẫm, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn, quả việt quất và dâu tây;

Một số thực phẩm bạn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn bao gồm:

  • Hạn chế muối, dùng không quá 5g muối trong ngày;
  • Tránh đồ ăn và đồ uống có đường;
  • Tránh đồ uống chứa cà phê;
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến.

Hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với tình trạng của bạn.

Phương pháp phòng ngừa vỡ mạch máu não hiệu quả

Bạn không thể ngăn ngừa hoặc thay đổi một số yếu tố nguy cơ gây vỡ phình động mạch não, như tuổi tác hoặc tình trạng di truyền. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ phát triển chứng phình động mạch não bằng cách:

  • Duy trì huyết áp khỏe mạnh bằng thuốc và/hoặc thay đổi lối sống.
  • Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc.
  • Nhận trợ giúp về rối loạn sử dụng rượu và/hoặc rối loạn sử dụng chất gây nghiện và không sử dụng cocaine hoặc các chất kích thích khác.
vỡ mạch máu não 10.jpg
Điều trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp phòng ngừa mắc vỡ mạch máu não
Nguồn tham khảo
  1. Ruptured brain aneurysm: https://mayfieldclinic.com/pe-aneurrupt.htm
  2. Brain Aneurysm: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16800-brain-aneurysm
  3. Brain Aneurysm: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/brain-aneurysm/diagnosis-treatment/drc-20361595
  4. Cerebral Aneurysms: https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/cerebral-aneurysms
  5. Ruptured berry aneurysm: https://radiopaedia.org/articles/ruptured-berry-aneurysm-1

Các bệnh liên quan

  1. Nhiễm Cryptococcus

  2. Vỡ mâm chày

  3. Bướu sợi tuyến Birads 2

  4. Suy tim sung huyết

  5. Động kinh cục bộ

  6. Suy tim mạn tính

  7. Xơ gan cổ trướng

  8. Đa u tủy xương

  9. huyết áp tâm thu cao

  10. Phù gai thị