Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Vẩn đục dịch kính

Vẩn đục dịch kính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Dịch kính là khối trong suốt nằm trong lòng nhãn cầu, giúp ánh sáng có thể đi qua và truyền tín hiệu hình ảnh. Nếu dịch này vẩn đục, tầm nhìn xuất hiện một hay nhiều hình ảnh lạ lơ lửng dưới dạng các chấm gọi là bệnh vẩn đục dịch kính. Nó gây cảm giác vẩn mờ trước mắt, khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm màng bồ đào, chấn thương mắt, người cao tuổi hoặc cận thị nặng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung vẩn đục dịch kính

Cấu tạo thành phần dịch kính là khối trong suốt dạng thạch chứa nước và các sợi collagen. Bình thường trong dịch kính, các sợi collagen này phân bố khá đồng đều. Nhưng có các trường hợp đặc biệt, trong buồng dịch kính các sợi collagen này sẽ kết hợp với nhau tạo thành các mảng hoặc khối lớn hơn trôi lơ lửng gọi là vẩn đục dịch kính.

Vậy vẩn đục dịch kính là tình trạng các sợi collagen nằm lơ lửng lắng đọng trong dịch kính khiến bệnh nhân dường như cảm thấy các hình ảnh đang trôi nổi trong mắt mình. Những mảng khối collagen này phần lớn di chuyển qua trục thị giác không tương xứng với vật thật bên ngoài. Vì ở trong dịch kính là môi trường lỏng nên các mảng vẩn đục collagen này sẽ có xu hướng lắng xuống bên dưới khiến mắt không nhìn rõ.

Tuy nhiên tùy vào động tác đầu và cử động của mắt mà phần mảng trong dịch kính bị xáo trộn lên khiến cho phần vẩn đục trôi tới trục nhìn thị giác của mắt. Đặc biệt trong trường hợp khi ngước đầu nhìn lên bầu trời, lúc này đồng tử co lại, các khối collagen ở gần sát võng mạc vì thế tạo bóng đậm nét hơn, khiến cho phần vẩn đục dễ nhận thấy rõ hơn.

Triệu chứng vẩn đục dịch kính

Những dấu hiệu và triệu chứng của vẩn đục dịch kính

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh vẩn đục dịch kính bao gồm:

  • Mắt sẽ thấy các hình thù lạ màu trắng, đen hoặc xám với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau xuất hiện trong phần dịch kính của mắt.
  • Các vật thể này thường trôi nổi không cố định khiến tầm nhìn thị lực bị cản trở. Ta rất khó để nhìn rõ chúng vì khi ta thay đổi hướng nhìn thì chúng di chuyển ra khỏi tầm nhìn. Nhưng khi bạn nằm thì các vật thể này sẽ lắng đọng xuống dưới mắt tiến gần về phía hoành điểm nên sẽ dễ quan sát rõ hơn.
  • Cảm thấy đau mắt, khó chịu, thậm chí có thể bị mất thị lực tạm thời lan tỏa hoặc khu trú.
  • Nhìn thấy chớp sáng hoặc mất ánh hồng đồng tử.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu thỉnh thoảng tầm nhìn bị mờ đục có thể không đáng lo ngại nhưng nếu tình trạng vẩn đục dịch kính kéo dài hơn một ngày thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh vẩn đục dịch kính sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau hồi phục thị lực của bạn.

Nguyên nhân vẩn đục dịch kính

Vẩn đục dịch kính thường do chịu ảnh hưởng một số bệnh lý nhãn cầu khác bao gồm sau đây:

Dịch kính lỏng:

Dịch kính không còn có cấu trúc keo như trước, mà trở nên lỏng và thường có đặc điểm mờ mờ và có một số đám đục. Dịch kính trở nên trơn tru hơn, với các sợi ngắn không đều xen kẽ và di động khi mắt di chuyển. Tình trạng này thường xảy ra trong các bệnh lý liên quan đến màng bồ đào, viêm dài hạn và đặc biệt là trong trường hợp cận thị nghiêm trọng.

Các cục bẩn trong dịch kính:

Trong trạng thái bệnh lý, các tế bào bạch cầu, tế bào lympho, tế bào sắc tố... xâm nhập vào dịch kính tạo thành các cục bẩn dưới dạng bụi, sợi, màng mỏng hoặc các cấu trúc di động hoặc cố định. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người già, những người mắc cận thị có tổn thương thoái hóa mạch máu, thoái hóa hắc võng mạc hoặc bị bong võng mạc.

Hiện tượng lấp lánh:

Đây là một dạng thoái hóa đặc biệt của dịch kính, không gây ra rối loạn về thị giác như dịch kính lỏng. Khi mở rộng đồng tử, ta thấy nhiều chấm trắng lấp lánh trong dịch kính khi chiếu ánh sáng xuyên qua. Khi soi đáy mắt, ta thấy có các hạt tròn, lớn nhỏ khác nhau, có màu trắng sáng và bóng lấp lánh hoặc di chuyển theo sự chuyển động của mắt.

Viêm màng bồ đào

Sau các giai đoạn viêm cấp trong màng bồ đào, dịch kính thường có một phần sau chứa các vẩn đục bụi. Đôi khi, dịch kính cũng có thể bị vẩn đục ở phía trước, là dấu hiệu của viêm mống mắt hoặc cận thị nghiêm trọng. Trong các trường hợp viêm mãn tính, đặc biệt là khi có yếu tố nhiễm khuẩn, dịch kính có thể bị thay thế hoàn toàn bằng một tổ chức liên kết, trạng thái sẹo của dịch kính.

Bệnh lý nhiễm tinh bột

Đục dịch kính ở cả hai mắt là một biểu hiện sớm của bệnh nhiễm tinh bột di truyền gia đình. Mặc dù rất hiếm khi dịch kính bị tổn thương trong trường hợp không có yếu tố gia đình.

Ngoài việc thấy kết tủa dịch kính trong thực tế lâm sàng, chất tinh bột cũng có thể kết tủa trong mạch máu võng mạc, hắc mạc và vùng bè. Xuất huyết võng mạc, xuất tiết vết dạng bỏng và tắc mạch võng mạc ngoại vi là những tổn thương đã được ghi nhận. Chất tinh bột cũng có thể kết tủa trong nhiều cơ quan khác nhau như tim, tuyến giáp, tụy và cơ.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)