Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng đầu gối: Những điều bạn cần biết để phục hồi hiệu quả

Mỹ Tiên

08/04/2025

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Khớp gối giữ vai trò thiết yếu trong các hoạt động thường ngày như đứng, đi lại hay di chuyển. Tuy nhiên, do phải chịu lực lớn trong quá trình vận động, khớp này rất dễ gặp chấn thương, đặc biệt là ở dây chằng. Chấn thương dây chằng đầu gối không chỉ xảy ra ở người chơi thể thao mà còn khá phổ biến ở người lớn tuổi, người làm việc nặng nhọc hoặc do tai nạn, té ngã trong sinh hoạt.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chấn thương dây chằng đầu gối

Khớp gối được ổn định bởi bốn dây chằng chính:

  • Dây chằng chéo trước (ACL): Kết nối xương đùi với xương chày ở phía trước, giúp kiểm soát chuyển động về phía trước của xương chày và giữ khớp không bị trượt quá mức.
  • Dây chằng chéo sau (PCL): Cũng nối giữa xương đùi và xương chày nhưng nằm phía sau, có nhiệm vụ ngăn xương chày trượt ngược ra sau.
  • Dây chằng bên trong (MCL): Nằm dọc theo phía trong của khớp gối, có chức năng hạn chế khớp bị cong vào phía trong.
  • Dây chằng bên ngoài (LCL): Nằm ở mặt ngoài, giúp giữ cho khớp không bị cong ra ngoài.

Những dây chằng này như những “neo giữ” vững chắc, giúp khớp gối ổn định trong suốt quá trình vận động. Khi một hoặc nhiều dây chằng bị tổn thương, như giãn, rách hoặc đứt thì được gọi là chấn thương dây chằng đầu gối.

Chấn thương dây chằng được chia thành ba cấp độ:

  • Độ I (nhẹ): Dây chằng bị căng nhưng chưa rách, cảm giác đau nhẹ, vẫn có thể đi lại.
  • Độ II (trung bình): Dây chằng bị rách một phần, gây sưng và đau nhiều hơn, việc vận động gặp khó khăn.
  • Độ III (nặng): Dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp gối mất vững, khó giữ thăng bằng hoặc đứng vững.

Triệu chứng chấn thương dây chằng đầu gối

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng đầu gối

Tùy theo mức độ tổn thương mà triệu chứng có thể nhẹ hay nặng. Một số biểu hiện thường gặp của chấn thương dây chằng đầu gối:

  • Đau nhói ngay lập tức sau chấn thương.
  • Sưng đầu gối, thường sưng nhanh sau vài giờ.
  • Nghe tiếng "rắc" hoặc "bốp" lúc bị thương.
  • Khó gập, duỗi hoặc đi lại bình thường.
  • Thường tái phát đau và sưng sau khi vận động mạnh.
Chấn thương dây chằng đầu gối: Những điều bạn cần biết để phục hồi hiệu quả 1
Dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp gối mất vững, khó giữ thăng bằng

Biến chứng có thể gặp của chấn thương dây chằng đầu gối

Nếu không điều trị đúng cách, chấn thương dây chằng có thể gây:

  • Khớp gối mất độ vững lâu dài, làm tăng nguy cơ chấn thương tái diễn.
  • Thoái hóa khớp sớm, đau nhức kéo dài.
  • Giảm khả năng vận động lâu dài.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp:

  • Nghe tiếng “rắc” lúc chấn thương.
  • Đau liên tục, không đỡ sau vài ngày nghỉ.
  • Cảm giác gối lỏng, dễ “rụng”.
  • Không gập hoặc duỗi gối được.

Nguyên nhân chấn thương dây chằng đầu gối

Nguyên nhân gây bệnh chấn thương dây chằng đầu gối

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Vận động mạnh, xoay đột ngột: Khi đang chạy nhanh rồi đột ngột đổi hướng hoặc dừng lại, dễ gây tổn thương dây chằng chéo trước (ACL).
  • Tai nạn giao thông: Va chạm mạnh do tai nạn giao thông có thể tác động trực tiếp lên khớp gối, làm tổn thương cùng lúc nhiều dây chằng khác nhau.
  • Ngã khi chơi thể thao: Bóng đá, bóng rổ, cầu lông, leo núi,...
  • Ngã cầu thang hoặc té khi đi bộ.
  • Mang vác vật nặng không đúng tư thế.
Chấn thương dây chằng đầu gối: Những điều bạn cần biết để phục hồi hiệu quả 3
Va chạm mạnh do tai nạn giao thông có thể dẫn đến chấn thương dây chằng đầu gối
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh chấn thương dây chằng đầu gối

Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối?

Bác sĩ đoán chính xác chấn thương dây chằng đầu gối bằng cách thực hiện một số xét nghiệm bổ sung:

  • Chụp X-quang hoặc CT;
  • Chụp MRI;
  • Chọc hút dịch khớp gối;
  • Siêu âm khớp gối.

Làm thế nào để biết chấn thương dây chằng đầu gối của bạn có nghiêm trọng hay không?

Làm thế nào để chấn thương dây chằng đầu gối sớm hồi phục?

Đi bộ có lợi cho chấn thương dây chằng đầu gối không?

Dây chằng đầu gối có thể tự lành không?