Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau bàn chân

Đau bàn chân cảnh báo bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau lòng bàn chân, đau gan bàn chân, mắt cá, đau mu bàn chân và đau gót chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau bàn chân

Đau bàn chân là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói, kèm theo sừng, nóng, đỏ/bầm tím bàn chân. Đôi khi chỉ một bộ phận bị ảnh hưởng như gót chân, ngón chân, vòm chân,... nhưng đôi khi là toàn bộ bàn chân. Đau bàn chân khiến các hoạt động bình thường của người bệnh gặp cản trở, thay đổi dáng đi và khó đứng vững.

Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc giải phẫu phức tạp gồm có 26 xương, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên cổ chân và bàn chân, 12 cơ có nguồn gốc ngoài bàn chân và 11 cơ bên trong bàn chân. Các cơ của bàn chân đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu các tác động có cường độ rất cao.

Triệu chứng đau bàn chân

Những triệu chứng thường gặp của đau bàn chân

Cơn đau nhức ở bàn chân thường được nhận biết thông qua các biểu hiện và triệu chứng đi kèm sau:

  • Đau bàn chân khi đứng lâu hoặc rát trong lòng bàn chân.
  • Đau từ ngón chân đến vùng gần gót chân.
  • Sưng, đau và tê cứng có thể xảy ra nếu bị bong gân khớp mắt cá chân hoặc tổn thương khớp ngón chân.
  • Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng bầm tím và đỏ.
  • Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
  • Mức độ đau nhức hai bàn chân tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).

Biến chứng có thể gặp khi đau bàn chân

Đau bàn chân không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh mạch máu (viêm tắc động mạch, hội chứng Raynaud, u cuộn mạch), bệnh dây thần kinh (viêm dây thần kinh ngoại biên, chèn ép các dây thần kinh, đau thần kinh tọa), bệnh xương – khớp (viêm khớp, thoái khóa khớp), bệnh về gân cơ, dây chằng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều người thường xuyên bị đau chân có thể nhận thức được nguyên nhân gây ra nó và họ biết cách làm để giảm đau cho mình. Tuy nhiên, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau:

  • Cơn đau đến đột ngột và dữ dội.
  • Đau bàn chân do chấn thương gần đây.
  • Không thể đặt bất kỳ vật nào lên bàn chân sau khi bị chấn thương.
  • Bị bệnh lý gây cản trở lưu thông máu và bị đau chân.
  • Khu vực chân bị đau có vết thương hở.
  • Khu vực chân đau bị đổi màu hoặc có triệu chứng viêm khác.
  • Đau chân có sốt đi kèm.

Nguyên nhân đau bàn chân

Nguyên nhân dẫn đến đau bàn chân

Đau bàn chân có thể do thói quen sống không tốt hoặc tình trạng bệnh lý. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Thói quen sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân chính gây đau bàn chân là do đi giày không vừa chân. Đi giày cao gót thường xuyên có thể gây đau chân vì chúng tạo áp lực lớn lên các ngón chân.

Khi tập thể dục hoặc hoạt động thể thao có tác động mạnh cũng có thể bị thương chân dẫn đến đau bàn chân.

Tình trạng bệnh lý

Đau gót bàn chân

Viêm cân gan chân

Tình trạng kích ứng hoặc viêm của dải mô cứng nối xương gót chân với các ngón chân. Các cơn đau nặng nhất vào buổi sáng khi bước ra khỏi giường, đau tại vị trí gót cân hoặc vòm.

Gai xương gót

Sự phát triển bất thường của xương ở dưới gót chân do đi sai giày hoặc đi bộ, chạy bộ với tư thế sai lệch. Người bệnh sẽ bị đau nhói như dao đâm vào gót chân khi đứng dậy vào buổi sáng hay sau khi ngồi lâu. Gót chân ảnh hưởng sẽ bị đau nhói hoặc đau âm ỉ, đau tăng khi đi lại trên bề mặt cứng hay khuân vác vật nặng.

Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles là một chấn thương do hoạt động quá mức gây viêm dải mô cứng gắn cơ bắp chân với xương gót chân. Triệu chứng gồm đau vùng gót, đặc biệt là khi căng gót hay đứng trên đầu mũi chân, kèm đau rát bỏng hoặc đau cứng phần thấp bắp chân sau vào buổi sáng.

Viêm khớp vẩy nến (PsA)

Sự kết hợp của rối loạn da (bệnh vẩy nến) và viêm khớp. Viêm khớp vẩy nến gây cứng khớp và đau nhói ở gân trên các ngón tay, ngón chân và các khớp khác.

Gãy xương gót chân

Khu vực chấn thương thường bị bầm tím, sưng tấy, thậm chí là biến dạng. Tình trạng xảy ra sau 1 chấn thương mạnh, như té từ trên cao xuống, khiến người bệnh bị đau nhiều, không thể vận động.

Đau lòng bàn chân

Đau ụ ngón chân (Metatarsalgia)

Những cơn đau ở đệm thịt phần lòng bàn chân, nơi chịu áp lực cao nhất khi di chuyển, thường do đi giày không đúng kích cỡ hoặc hoạt động gắng sức.

Bàn chân bẹt

Người bệnh thường bị đau nhức khó chịu ở bàn chân. Nguyên nhân gây đau là do cơ và dây chằng bị căng cơ quá mức trong thời gian dài. Ngoài ra, triệu chứng đau nhức, khó chịu có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể như cổ chân, cẳng chân, khớp gối, khung chậu và cột sống.

Đau mu bàn chân- ngón chân

Gout

Một dạng bệnh viêm khớp, gây đau nhức dữ dội ở các ngón chân. Các tinh thể tích tụ tại khớp của ngón chân gây đau và sưng tấy, nhất là ở ngón chân cái.

Biến dạng ngón chân cái (Bunion)

Tình trạng lồi ra vùng giữa của đầu xương bàn chân thứ nhất do thoái hóa khớp thứ phát và sự hình thành gai xương. Gây đỏ, đau và viêm khớp bàn ngón chân cái và viêm màng hoạt dịch.

Móng chân mọc ngược

Là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt tại hai bên khóe ngón chân hoặc tay, gây đau nhức. Da ở một hoặc hai bên móng chân mọc đè lên móng gây đau đớn và dẫn đến nhiễm trùng.

Ngón chân hình búa (Hammertoe)

Ngón chân hình búa là khi ngón chân thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư của bạn bị uốn cong ở khớp giữa, tạo ra hình dạng giống như chiếc búa. Nó có thể xuất phát từ sự mất cân bằng cơ bắp, nhưng nó cũng có thể xảy ra do mang giày không vừa vặn. Ngón chân hình búa gây đau

Trật khớp bàn ngón cái (Turf Toe)

Ngón chân cái là khi bạn cảm thấy đau ở gốc ngón chân cái. Đó là một loại bong gân xảy ra khi bạn duỗi ngón chân quá mức vượt quá phạm vi chuyển động bình thường của ngón chân. Bạn sẽ bị đau và sưng tấy ngay lập tức.

Hội chứng Hallux Riddus

Hội chứng Hallux Riddus (cứng khớp ngón chân cái) là một loại viêm khớp ở gốc ngón chân cái. Người bệnh thường bị đau và cứng khớp trầm trọng hơn theo thời gian.

Đau toàn bộ bàn chân

Bệnh thần kinh ngoại biên

Thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường gây, cơn đau có thể nóng rát, nhức nhối hoặc có cảm giác như bị điện giật kèm cảm giác tê bì châm chích hoặc nóng rát bàn chân.

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn mãn tính có thể gây đau, cứng và sưng các khớp trên khắp cơ thể bạn. Hầu hết mọi người bị RA đều có các triệu chứng ở bàn chân và mắt cá chân. RA có thể ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh gót chân, đầu bàn chân, ngón chân và lòng bàn chân của bạn.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp bàn chân là tình trạng sưng, viêm tại phần xương và sụn khớp bàn chân, ngón chân. Nguyên nhân gây thoái hóa là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, đi kèm phản ứng viêm và dịch khớp giảm sút, gây đau và cứng khớp.

Viêm gân bàn chân

Viêm gân bàn chân là tình trạng tổn thương gân vùng chân do bị kéo căng quá mức. Tình trạng này thường là do chấn thương, khiến bàn chân bị viêm và sưng. Viêm gân bàn chân có thể nhận biết bằng cảm giác đau nhẹ tại vị trí viêm, tăng dần khi chạy trong thời gian dài hoặc thực hiện những hoạt động mạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau bàn chân

Nên làm gì để giảm đau bàn chân?

Để giảm đau bàn chân, bạn có thể thực hiện một số bài tập giãn cơ và kéo dài cơ hiệu quả:

  • Các bài tập như giải tỏa căng thẳng giúp làm giảm căng cơ và thư giãn cơ thể, trong khi bài tập mở ngực và vai tăng cường sự linh hoạt cho vùng ngực và vai, giảm áp lực lên bàn chân.
  • Ngoài ra, bài tập kéo giãn mặt sau của chân giúp kéo dài các cơ ở mặt sau chân, giảm căng thẳng và đau nhức.
  • Bạn cũng nên thực hiện bài tập kéo giãn hông để cải thiện tư thế đứng và đi, cùng với bài tập làm mềm lưng để thư giãn cơ lưng, giảm áp lực lên bàn chân.
  • Thêm vào đó, bài tập co bàn chân sẽ tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ bàn chân, trong khi bấm ngón chân cái và xòe ngón chân giúp giảm căng thẳng cho các ngón chân.

Thực hiện những bài tập này thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau bàn chân và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đau bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Cơn đau bàn chân kéo dài kèm sưng tấy, tôi nên làm gì?

Nên làm gì để ngăn ngừa đau bàn chân?

Hội chứng nào thường liên quan đến tình trạng đau bàn chân?

Hỏi đáp (0 bình luận)