Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng thèm ăn là gì? Nguyên nhân và cách hạn chế

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng thèm ăn (Food-carving) rất phổ biến chiếm hơn 90% dân số mắc phải. Mỗi người trải qua cảm giác thèm ăn khác nhau, nhưng chúng thường chỉ thoáng qua và thường xảy ra ở thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối và chất béo không có lợi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Hội chứng thèm ăn là gì?

Hội chứng thèm ăn là sự khao khát mãnh liệt đối với một loại thực phẩm cụ thể, không thể kiểm soát được. Một người có thể cảm thấy họ không thể thỏa mãn cơn đói của mình cho đến khi họ có được thức ăn cụ thể đó.

Cảm giác thèm ăn có thể khiến chúng ta ăn những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể làm gián đoạn chế độ ăn uống lành mạnh.

Có hai loại thèm ăn: Thèm ăn có chọn lọc và không chọn lọc.

  • Cảm giác thèm ăn có chọn lọc là cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm cụ thể, chẳng hạn như thanh sô cô la yêu thích của một người, một chiếc bánh burger cụ thể từ nhà hàng yêu thích của họ hoặc khoai tây chiên có hương vị nhất định.
  • Đói không chọn lọc là mong muốn ăn bất cứ thứ gì. Nó có thể là kết quả của cơn đói thực sự và cơn đói cồn cào, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của cơn khát. Uống nước có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn dữ dội.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thèm ăn

Khao khát mãnh liệt đối với một loại thực phẩm cụ thể.

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng thèm ăn

Hầu như hội chứng thèm ăn không gây ra biến chứng khi mắc phải.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hội chứng thèm ăn không quá nguy hiểm vì vậy bạn có thể kiểm soát chúng. Tuy nhiên nếu chúng thường xuyên xuất hiện và ngày càng diễn tiến nặng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thèm ăn

Mọi người có thể cảm thấy thèm ăn dường như không biết từ đâu hoặc chúng có thể liên quan đến việc nhìn, ngửi hoặc nghe về một loại thực phẩm cụ thể. Ví dụ, nhìn thấy quảng cáo về sô cô la có thể kích thích cảm giác thèm ăn.

  • Các vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ, niềm vui và phần thưởng đóng một vai trò trong cảm giác thèm ăn. Sự mất cân bằng của các hormone, chẳng hạn như leptin và serotonin, cũng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn.

  • Cảm giác thèm ăn cũng liên quan đến các trung tâm thèm ăn của não, mặc dù chúng có xu hướng tách biệt với cảm giác đói.

  • Ở những người hành kinh, sự dao động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tạo ra cảm giác thèm ăn.

  • Thèm ăn mạnh trong thời kỳ mang thai do thay đổi nội tiết tố. 

  • Cảm xúc cũng có thể góp phần vào cảm giác thèm ăn, chẳng hạn như trong trường hợp ăn uống thoải mái. Cũng có thể một số cảm giác thèm ăn có thể liên quan đến các loại thực phẩm cụ thể vì cơ thể cần các chất dinh dưỡng đặc biệt.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng thèm ăn?

Nhóm những người có nguy cơ mắc phải hội chứng thèm ăn:

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng thèm ăn

  • Tuổi tác;

  • Di truyền;

  • Mệt mỏi;

  • Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống loạn thần.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng thèm ăn

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, khám lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Khi có con bị nghi ngờ mắc hội chứng này, trước khi đi khám, phụ huynh nên thu thập và ghi chép những hoạt động của con trẻ để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho bác sĩ khi cần thiết.

Các xét nghiệm về di truyền có thể xác định những bất thường trong nhiễm sắc thể của trẻ liên quan đến hội chứng thèm ăn.

Phương pháp điều trị hội chứng thèm ăn hiệu quả

Giảm stress

Căng thẳng cũng có thể gây tăng cân ngay cả khi không thèm ăn. Căng thẳng dẫn đến nồng độ cortisol, một loại hormone căng thẳng cao hơn, có thể thúc đẩy mỡ bụng.

Ngừa cơn đói

  • Uống nhiều nước;

  • Ngủ đủ giấc;

  • Ăn đủ chất đạm;

  • Nhai kẹo cao su giúp miệng bận rộn và có thể giúp giảm cảm giác thèm ngọt và mặn;

  • Tránh đói.

Cảm giác đói mạnh có thể khiến một người thèm ăn nhiều calo hơn, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên. Ăn khi cơn đói bắt đầu có thể giúp hạn chế cảm giác thèm ăn. Duy trì thói quen ăn uống đều đặn, chẳng hạn như ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, có thể giúp một số người tránh được cảm giác thèm ăn do đói.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng thèm ăn

Thói quen sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Phụ huynh cần là người quan tâm đến trẻ nhiều nhất. Bạn hãy thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho trẻ để giúp trẻ cải thiện được tình trạng bệnh.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

Khi thèm ăn một loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, bạn nên ăn một loại thực phẩm thay thế có lợi cho sức khỏe hơn. Dưới đây là một số món ăn nhẹ phổ biến nhất mà mọi người thèm ăn và gợi ý về các lựa chọn thay thế:

  • Khoai tây chiên: Thay thế khoai tây chiên bằng một món ăn nhẹ mặn có nhiều chất béo và protein có lợi cho sức khỏe hơn, chẳng hạn như hạt điều muối hoặc đậu phộng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các loại hạt không có muối là một lựa chọn lành mạnh hơn, vì quá nhiều muối có thể gây hại. Bắp rang bơ là một sự thay thế lành mạnh khác cho khoai tây chiên.

  • Sô cô la: Nên chọn sô cô la chứa ít nhất 70% ca cao để giàu chất chống oxy hóa. Vì sô cô la đen có hương vị đậm đà hơn sô cô la sữa nên mọi người có thể cảm thấy hài lòng với một phần nhỏ hơn.

  • Kẹo hoặc bánh ngọt: Khi thèm thức ăn có đường, hãy thử thay thế chúng bằng trái cây ngọt, chẳng hạn như đào, anh đào hoặc dưa. Giữ trái cây khô, chẳng hạn như mận khô hoặc nho khô, cũng có thể hữu ích cho cảm giác thèm ăn khi di chuyển.

  • Soda: Nước có ga với một vắt nước trái cây hoặc một lát cam có thể thay thế cảm giác thèm uống soda. Nó mang lại cảm giác tương tự như soda nhưng ít calo hơn và ít đường hơn.

  • Phô mai: Hãy thử thay thế phô mai đầy đủ chất béo bằng các phiên bản ít chất béo, ít natri để có một lựa chọn lành mạnh hơn. Men dinh dưỡng , một loại thực phẩm ngon, bổ, có thể tạo hương vị thơm ngon cho thực phẩm. Men dinh dưỡng rất giàu vitamin B và axit folic và thường chứa vitamin B12 .

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như giảm căng thẳng và giữ đủ nước, có thể giúp mọi người giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Thay thế thực phẩm có lợi cho sức khỏe bằng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng có thể hữu ích.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Hội chứng thèm ăn là do rối loạn di truyền, xảy ra ngẫu nhiên, do đó, trong hầu hết các trường hợp, hội chứng này không thể ngăn chặn được.

Khi nhận thấy con trẻ có những hành vi hoặc sự phát triển bất thường về thể chất, tinh thần, bạn hãy mau chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bạn đã có con bị hội chứng thèm ăn và muốn có thêm con, nên đi tư vấn di truyền. Chuyên gia di truyền có thể giúp xác định nguy cơ bị hội chứng này ở những người con tiếp sau.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318441

  2. https://www.healthline.com/nutrition/craving-meanings

Các bệnh liên quan

  1. Viêm thực quản

  2. Thủng dạ dày

  3. Sỏi mật

  4. Viêm gan B

  5. Chứng khó nuốt

  6. Tiêu chảy do kháng sinh

  7. Viêm xung huyết hang vị dạ dày

  8. Viêm đường mật nguyên phát (PBC)

  9. Polyp trực tràng

  10. Thiếu máu cục bộ đường mật