Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu cục bộ đường mật được định nghĩa là tổn thương khu trú hoặc lan rộng ở ống mật do nguồn cung cấp máu bị suy giảm. Các ống mật được cấp máu bởi một mạng lưới các tiểu động mạch và mao mạch, được gọi là đám rối mạch máu quanh đường mật, phát sinh từ các động mạch gan.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thiếu máu cục bộ đường mật là gì?

Động mạch gan (thông qua đám rối mạch máu quanh đường mật) cung cấp máu độc quyền cho các ống mật chính. Kết quả là, sự suy giảm lưu lượng máu qua đám rối quanh mật có thể dẫn đến bệnh lý đường mật do thiếu máu cục bộ, chủ yếu liên quan đến đường mật ngoài gan và ít phổ biến hơn là đường mật trong gan.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường mật

Người bệnh mắc bệnh thiếu máu cục bộ đường mật thường biểu hiện các đặc điểm triệu chứng gợi ý tắc nghẽn đường mật, chẳng hạn như ngứa, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét và vàng da

Các xét nghiệm ở gan cho thấy tình trạng ứ mật với sự gia tăng bilirubin và phosphatase kiềm trong huyết thanh và sự gia tăng khác nhau về nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Đôi khi người bệnh bị viêm đường mật cấp tính do vi khuẩn hoặc áp xe đường gan mật có kèm theo sốt và đau hạ sườn phải.

Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật 4
Thiếu máu cục bộ đường mật có thể gây triệu chứng ngứa

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm thiếu máu cục bộ đường mật sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cục bộ đường mật

Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cục bộ đường mật là sau ghép gan; nguy cơ đặc biệt tăng lên và khởi phát sớm hơn khi sử dụng mảnh ghép của người hiến tặng không có nhịp tim.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác đã được mô tả bao gồm:

  • Tổn thương mạch máu trong phẫu thuật đường mật.
  • Truyền động mạch chất hóa trị liệu floxuridine để giảm nhẹ di căn gan từ ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hóa.
  • Thuyên tắc hóa học và xạ trị.
  • Trạng thái tăng đông dẫn đến tắc đám rối mạch máu quanh đường mật.
  • Thiếu máu cục bộ đường mật ở người bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền (hereditary hemorrhagic telangiectasia).
  • Viêm đường mật xơ cứng thứ phát (Secondary sclerosing cholangitis) ở những người bệnh nguy kịch, ở những người bệnh này xơ gan có thể phát triển nhanh chóng và tiên lượng xấu; sự tồn tại của ống mật xa dường như là một đặc điểm nổi bật.
  • Hồi phục sau khi mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cần thở máy và hỗ trợ thuốc vận mạch và thường liên quan đến tắc mật.
Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật 5
Ghép gan là nguyên nhân thường gặp của thiếu máu cục bộ đường mật

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật?

Thiếu máu cục bộ đường mật là một bệnh khá hiếm và tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở người bệnh đã tiến hành ghép gan, đặc biệt là khi lưu thông máu trong động mạch gan bị ảnh hưởng. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng người bệnh ghép gan dao động từ 1% đến 30%.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thiếu máu cục bộ đường mật bao gồm:

  • Bệnh tim: Những người có tiền sử bệnh tim, bao gồm những người đã trải qua nhồi máu cơ tim, hoặc phẫu thuật tim có nguy cơ cao hơn mắc thiếu máu cục bộ đường mật.
  • Bệnh lý mạch máu: Các bệnh lý mạch máu như bệnh mạch vành, bệnh động mạch chủ, hoặc bất kỳ bệnh lý nào gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong các cơ quan quan trọng, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu và làm suy yếu khả năng cung cấp máu đến các cơ quan, bao gồm đường mật.
  • Lớn tuổi: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ, vì quá trình lão hóa tổn thương mạch máu và làm giảm tốc độ dòng máu đến các cơ quan, bao gồm đường mật.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm tương tự thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu và làm tắc nghẽn mạch máu, gây nguy cơ mắc thiếu máu cục bộ đường mật.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu cục bộ đường mật

Người bệnh thiếu máu cục bộ đường mật thường biểu hiện các đặc điểm gợi ý sự tắc nghẽn đường mật, chẳng hạn như ngứa, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét và vàng da. 

Các xét nghiệm cho thấy tình trạng ứ mật với sự gia tăng bilirubin và phosphatase kiềm trong huyết thanh và sự gia tăng khác nhau về nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Đôi khi người bệnh bị viêm đường mật cấp tính do vi khuẩn hoặc áp xe đường gan mật có kèm theo sốt và đau hạ sườn phải.

Sinh thiết gan hiếm khi hữu ích và thường gây hiểu nhầm, vì mô học chỉ cho thấy bằng chứng về tắc nghẽn đường mật mà không có dấu hiệu nào về quá trình thiếu máu cục bộ cơ bản. Các đặc điểm mô học của thiếu máu cục bộ đường mật (khi được nhìn thấy) bao gồm hoại tử ống mật do thiếu máu cục bộ, viêm đường mật không hoại tử, trụ đường mật và xơ hóa đường mật.

Người bệnh được phát hiện có hẹp đường mật sau ghép gan nên được siêu âm Doppler mạch máu gan để loại trừ huyết khối động mạch gan. Trong những trường hợp nghi ngờ, nên thực hiện chụp động mạch.

Phương pháp điều trị thiếu máu cục bộ đường mật hiệu quả

Các hướng dẫn về điều trị bệnh thiếu máu cục bộ đường mật còn hạn chế, hầu như tất cả đều liên quan đến ghép gan. Phương pháp phẫu thuật nội soi với nong và đặt stent có thể có hiệu quả trong điều trị hẹp đường mật.

Thiếu máu cục bộ đường mật xảy ra trong tháng đầu tiên sau ghép gan thường cần phải ghép lại khẩn cấp. Bevacizumab đã được báo cáo là có tác dụng đảo ngược bệnh thiếu máu cục bộ đường mật ở một số người bệnh bị giãn mao mạch xuất huyết di truyền, mặc dù các biến chứng huyết khối tắc mạch đã được báo cáo.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu cục bộ đường mật

Chế độ sinh hoạt:

Người bệnh thiếu máu cục bộ đường mật có thể hưởng lợi từ một chế độ sinh hoạt lành mạnh và các biện pháp quản lý khác nhằm giảm nguy cơ và hỗ trợ sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục đều đặn có thể cải thiện lưu thông máu và sức khỏe chung. Hãy thảo luận với bác sĩ về mức độ và loại hoạt động thích hợp cho bạn.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức cân đối là một yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch và mạch máu.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất độc: Tránh tiếp xúc với các chất độc như thuốc lá, hóa chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường. Điều này có thể giúp bảo vệ hệ thống mạch máu và sức khỏe tổng thể.
  • Tuân thủ điều trị: Tuân thủ đúng liều thuốc và lịch trình điều trị do bác sĩ chỉ định.

Lưu ý rằng các biện pháp này chỉ là gợi ý chung và quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ của bạn để nhận được hướng dẫn và lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật 6
Người bệnh thiếu máu cục bộ đường mật nên kiểm soát cân nặng của mình

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu cục bộ đường mật nên tập trung vào việc duy trì một lối sống lành mạnh và bảo vệ chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh này:

  • Cung cấp đủ lượng calo: Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng calo để duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Liều lượng calo cụ thể sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động của mỗi người.
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Ăn nhiều rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ giúp duy trì sự lưu thông chất béo, hạ cholesterol và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
  • Tăng cường tiêu thụ chất béo lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa. Chất béo lành mạnh có thể tìm thấy trong cá, hạt chia, hạt lanh, dầu ô-liu và các loại hạt.
  • Đảm bảo cung cấp đủ protein: Protein là thành phần quan trọng giúp hỗ trợ chức năng gan và phục hồi mô tế bào. Tiêu thụ các nguồn protein chất lượng như thịt gà, cá, đậu và các sản phẩm từ đậu.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine và thuốc lá, vì chúng có thể gây hại cho hệ thống mạch máu.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ đúng liều thuốc và hướng dẫn dinh dưỡng từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ tư vấn cho bạn các chỉ số cụ thể và cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Phương pháp phòng ngừa thiếu máu cục bộ đường mật hiệu quả

Phòng ngừa thiếu máu cục bộ đường mật có thể được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:

  • Kiểm soát yếu tố nguy cơ: Điều chỉnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim mạch.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tiếp xúc với chất độc: Hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất độc như hóa chất công nghiệp và chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây tổn hại cho hệ thống mạch máu và làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ đường mật.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Tuân thủ một chế độ ăn uống giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và chất dinh dưỡng cân đối có thể giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ đường mật. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao và chất bảo quản.
  • Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu và giữ cho hệ thống mạch máu khỏe mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thiếu máu cục bộ đường mật.
Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật 7
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa thiếu máu cục bộ đường mật
Nguồn tham khảo
  1. Goria O, Archambeaud I, Lemaitre C, et al. Ischemic cholangiopathy: An update. Clinics and Research in Hepatology and Gastroenterology. 2020;44(4):486-490. doi:https://doi.org/10.1016/j.clinre.2020.03.018.
  2. Causes and consequences of ischemic-type biliary lesions after liver transplantation: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17139425/
  3. Ischemic Cholangiopathy: https://www.msdmanuals.com/professional/hepatic-and-biliary-disorders/vascular-disorders-of-the-liver/ischemic-cholangiopathy
  4. Ischemic type biliary lesions: https://radiopaedia.org/articles/ischemic-type-biliary-lesions
  5. Ischemia-Reperfusion Injury and Ischemic-Type Biliary Lesions following Liver Transplantation: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3316988/

Các bệnh liên quan

  1. Trĩ

  2. Phình đại tràng bẩm sinh

  3. Thiếu máu cục bộ đường ruột

  4. Ợ chua

  5. Viêm tụy mạn

  6. Lỵ amip

  7. Hội chứng cơ nâng hậu môn

  8. Són phân

  9. Bệnh lao ruột

  10. Viêm gan mạn