Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Chàm môi là một tình trạng viêm da ở môi mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến di truyền, hệ thống miễn dịch, yếu tố môi trường hoặc một số tình trạng liên quan đến thói quen, lối sống của người bệnh như: Liếm môi, sử dụng son môi dễ gây kích ứng… Biểu hiện từ các mức độ nhẹ với các triệu chứng khô môi, nứt môi, tróc vảy trên môi đến các biểu hiện nặng hơn như đỏ, sưng da môi, ngứa, loét, mụn nước…
Chàm môi hay còn gọi là viêm da môi, viêm môi có vảy tiết, đây là bệnh lý khá phổ biến với các biểu hiện ở mức độ nhẹ như khô môi, nứt môi, tróc vảy, ngứa trên môi đến các biểu hiện nặng hơn với các phản ứng viêm lan rộng ra vùng da quanh miệng như đỏ, da phù nề, ngứa, loét, mụn nước… Nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch, yếu tố môi trường hoặc một số tình trạng liên quan đến thói quen, lối sống của người bệnh như liếm môi, sử dụng son môi dễ gây kích ứng…
Môi khô, bong vảy.
Môi bị viêm, mẫn đỏ, ngứa.
Các triệu chứng của chàm môi có thể xảy ra ở cả môi trên và môi dưới, lan rộng ra xung quanh môi, khu vực da xung quanh miệng.
Thay đổi màu sắc da xung quanh môi sang màu nâu đỏ hoặc nâu đối với người da trắng, còn đối với người da sẫm màu, da có thể sáng hơn hoặc sẫm màu hơn.
Chàm môi gây đau, ngứa, khó chịu, đau rát, môi khô, bong tróc ra từng mảng lớn, nếu nặng gây lở loét, mụn nước mọc xung quanh miệng, gây bất tiện cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp.
Chàm môi nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo, nặng hơn là tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, hoặc khó chịu đến mức tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày, nhiễm trùng da quanh môi, các vệt đỏ, mủ, vảy vàng hoặc tiếp tục gặp các triệu chứng mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Thói quen liếm môi.
Ô nhiễm môi trường.
Môi trường lạnh, độ ẩm thấp, gió.
Các dị nguyên: Nghề nghiệp tiếp xúc với chất gây kích ứng, chất gây kích ứng trong mỹ phẩm son môi, son dưỡng môi, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm hoặc sơn móng tay như hương liệu, dầu thầu dầu, keo ong, myroxylon pereirae và niken..., sản phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng, và một số loại thực phẩm như xoài, trái cây họ cam quýt và quế.
Yếu tố di truyền: Chàm môi có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Bệnh liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu.
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc có tiền sử bệnh cơ địa.
Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273
Bộ y tế (2015), Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị các bệnh da liễu.
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dang-thuong-gap-cua-benh-cham-moi-va-cach-xu-tri-tai-nha-169210922135334253.htm
Nguyên nhân gây ra chàm môi là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm dị ứng, tiếp xúc với chất gây kích ứng, yếu tố môi trường, và cơ địa. Mỗi yếu tố có thể đóng vai trò riêng biệt hoặc kết hợp với nhau, góp phần vào sự phát triển và tiến triển của bệnh chàm môi.
Chàm môi không phải là một bệnh lây nhiễm, có nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, như hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống. Điều này là do chàm môi không phải do vi khuẩn, virus, hay nấm gây ra, mà là do sự phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với các yếu tố kích thích hoặc dị ứng.
Điều trị chàm môi bao gồm việc giữ ẩm cho da, sử dụng kem bôi corticosteroid, tránh các chất kích ứng và dị ứng, và đôi khi sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hoặc kháng sinh nếu có nhiễm trùng.
Chàm môi là một tình trạng mãn tính, và việc chữa khỏi hoàn toàn có thể khó khăn. Tuy nhiên, điều trị hiệu quả có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát.
Khi bị chàm môi, bạn nên tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, và trứng. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chứa chất bảo quản, thực phẩm nhiều đường, cay nóng, có tính acid, đồ uống có cồn, caffeine, và thực phẩm chiên rán để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát.
Xem thêm thông tin: Bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Hỏi đáp (0 bình luận)