Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng viêm ở dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng). Tình trạng này thường xuất hiện do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, acid dạ dày dư thừa hoặc lạm dụng thuốc giảm đau NSAID. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc giảm acid dạ dày.
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, trong khi viêm tá tràng là tình trạng viêm niêm mạc của phần trên ruột non, được gọi là tá tràng. Lớp niêm mạc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng khỏi các acid, enzyme và vi sinh vật đi qua dạ dày tá tràng mỗi ngày. Viêm dạ dày tá tràng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phát hiện ra mối đe dọa đối với hàng rào này. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ kích hoạt tình trạng viêm ở các mô để giúp chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành.
Bạn có thể bị viêm dạ dày tá tràng cấp tính hoặc viêm dạ dày tá tràng mạn tính:
Một số trường hợp viêm dạ dày tá tràng không gây ra triệu chứng và bác sĩ chỉ phát hiện và chẩn đoán ra bệnh khi tìm kiếm các rối loạn tiêu hóa khác. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Nếu tình trạng viêm dạ dày tá tràng không được điều trị hoặc kiểm soát kém, chúng có thể trở thành mạn tính, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy đi khám ngay lập tức:
Ngoài ra, hãy đi khám nếu các triệu chứng viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng của bạn xảy ra nhiều hơn hai lần một tuần.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày tá tràng là một vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (H. pylori). Hầu hết mọi người đều có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Bạn thường nhiễm loại vi khuẩn này khi còn nhỏ và mang theo nó trong suốt quãng đời còn lại.
Tuy nhiên, nếu chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát, có thể gây nhiễm trùng và bệnh, thường là viêm loét dạ dày. Vi khuẩn có thể di chuyển ra khỏi dạ dày và vào tá tràng, cũng có thể gây viêm loét tá tràng.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid, hay NSAID, như aspirin hoặc ibuprofen có thể gây loét, chảy máu và viêm dạ dày tá tràng.
Rượu và hút thuốc lá
Uống rượu bia, hút thuốc lá đều liên quan đến loét và viêm dạ dày tá tràng.
Bệnh Celiac
Bệnh tự miễn này khiến cơ thể bạn tạo ra protein miễn dịch chống lại gluten, một loại protein trong lúa mì. Nếu bạn bị bệnh Celiac và ăn gluten, một số phần ruột của bạn sẽ bị viêm và tổn thương và có thể gây viêm tá tràng .
Acid dạ dày
Acid dạ dày giúp tiêu hóa bằng cách tạo ra độ pH phù hợp để các enzyme khác hoạt động. Nếu bạn có quá nhiều acid dạ dày, bạn có thể bị ợ nóng và loét. Quá nhiều acid dạ dày cũng có thể trào ngược lên tá tràng, gây viêm niêm mạc dạ dày hoặc viêm tá tràng.
Các bệnh đường ruột khác
Các bệnh khác như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay GERD, cũng liên quan đến viêm dạ dày tá tràng.
Giảm cung cấp máu
Một cuộc phẫu thuật lớn, chấn thương hoặc bệnh nguy hiểm có thể gây ra viêm dạ dày tá tràng cấp tính. Căng thẳng nghiêm trọng khiến cơ thể bạn giảm nguồn cung cấp máu từ hệ tiêu hóa để chuyển hướng đến các cơ quan quan trọng hơn. Điều này làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày tá tràng, khiến niêm mạc dễ bị tổn thương hơn trước các chất bên trong.
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:
Viêm dạ dày tá tràng cấp tính sẽ tự khỏi sau khi nguyên nhân cấp tính gây ra nó biến mất. Viêm dạ tá tràng dày mạn tính không tự khỏi, nhưng việc điều trị có thể giúp bệnh khỏi.
Xem thêm thông tin: Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?
Viêm dạ dày tá tràng không lây nhiễm, nhưng các bệnh nhiễm trùng gây ra bệnh thì có. Đặc biệt, H. pylori đã lây nhiễm cho hầu hết dân số thế giới và gây ra viêm dạ dày tá tràng mạn tính ở khoảng một nửa dân số. Vi khuẩn H. pylori lây lan qua đường phân-miệng. Bạn có thể ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách thực hành vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thực phẩm.
Xem thêm thông tin: Bệnh đau dạ dày có bị lây không?
Có, nếu không được điều trị triệt để hoặc nếu tiếp tục gặp phải các yếu tố nguy cơ như stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, hoặc vi khuẩn H. pylori vẫn còn.
Thời gian điều trị có thể từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của cơ thể với thuốc.
Xem thêm thông tin: Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng
Một số người tin rằng các biện pháp tự nhiên như mật ong, lô hội, và trà gừng có thể giúp làm dịu triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hỏi đáp (0 bình luận)