Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Lao hệ tiết niệu - sinh dục hay gọi tắt là lao niệu sinh dục là bệnh lao ngoài phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao niệu sinh dục chính là vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm gây lao phổi; chúng đi theo đường máu và đường bạch huyết làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Lao hệ tiết niệu - sinh dục hay gọi tắt là lao niệu sinh dục là bệnh lao ngoài phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao niệu sinh dục chính là vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm gây lao phổi; chúng đi theo đường máu và đường bạch huyết làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khoảng 5 - 10 năm sau kể từ lúc bị sơ nhiễm, hoặc vài chục năm sau đó. Vi khuẩn thường gây tổn thương đến các bộ phận trong hệ tiết niệu; trong đó lao thận chính là một trong những căn bệnh phổ biến do vi khuẩn lao gây ra và chỉ thấp hơn so với lao phổi và bệnh về đường tiêu hóa.
Vì đây là bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, có khi chỉ chính thức xuất hiện sau hàng chục năm tồn tại và đây là bệnh có khả năng làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hầu như không rõ ràng.
Một số dấu hiệu có thể hỗ trợ việc phán đoán tình trạng bệnh như:
Đối với nam
Đối với nữ
Trong giai đoạn đầu, bệnh thường ít hoặc không có triệu chứng nên việc kiểm soát cũng không có kết quả. Nhưng ở giai đoạn giữa của bệnh, một số vấn đề có thể giúp phán đoán tình trạng bệnh lao như sau:
Biến chứng do lao hệ tiết niệu - sinh dục gây ra cũng là các triệu chứng của bệnh mà bạn có thể sẽ gặp phải. Vì bệnh có tính chất lan rộng nên rất khó để tầm soát bệnh trên bất kì bộ phận nào. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường nếu trên.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Lao hệ tiết niệu - sinh dục gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao rất dễ lây lan qua đường không khí. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với không khí có chứa vi khuẩn thì có thể sẽ bị mắc bệnh.
Ngoài ra, khi người bị lao nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ, hát,... thì đều có thể sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài không khí hoặc bám vào các vật dụng, bụi bẩn xung quanh, nếu người khỏe mạnh hít phải không khí hoặc dùng đồ vật có chứa vi khuẩn thì chúng sẽ đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu người nhiễm bệnh được điều trị bằng thuốc thích hợp thì sau khoảng 15 - 30 ngày điều trị sẽ không còn khả năng lây nhiễm bệnh.
Lao tiết niệu - sinh dục và lao phổi đều do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, nhưng chúng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau. Triệu chứng và cách điều trị của chúng có thể khác nhau trên từng cơ quan riêng biệt.
Lao tiết niệu - sinh dục không lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Nó không lây truyền qua đường tình dục hay tiếp xúc gần gũi như lao phổi. Tuy nhiên, lao tiết niệu - sinh dục phát sinh khi vi khuẩn lao từ các cơ quan khác (như phổi) lan đến hệ tiết niệu - sinh dục qua đường máu hoặc bạch huyết.
Để xác định lao hệ tiết niệu - sinh dục, bạn cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc CT. Bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô nếu cần.
Lao tiết niệu - sinh dục thường được điều trị bằng kháng sinh trong khoảng 6 đến 12 tháng. Thời gian điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của cơ thể với thuốc.
Lao dễ lây trong gia đình hoặc nơi làm việc nên cần thực hiện tầm soát nguy cơ mắc bệnh, từ đó có hướng dự phòng phù hợp. Tránh đến vùng có dịch, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Hỏi đáp (0 bình luận)