Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Bệnh hột xoài

Bệnh hột xoài là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hột xoài

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Bệnh hột xoài là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, gây viêm và sưng hạch bạch huyết ở vùng sinh dục. Bệnh hột xoài phổ biến hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và thường lây truyền qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, cũng như ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng không được bảo vệ với người bị nhiễm. Nó cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với chất dịch bị nhiễm bệnh hoặc qua đồ dùng chung với người bị nhiễm bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh hột xoài

Bệnh hột xoài là gì?

Bệnh hột xoài hay còn có tên gọi khác là u hạt Lympho sinh dục (Lymphogranuloma venereum – LGV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục toàn thân do một loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis, gồm typ L1, L2 và L3 gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, gây viêm và sưng hạch bạch huyết ở vùng sinh dục. Đây là một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Vi khuẩn cũng có thể được tìm thấy trong các chất dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo và dịch hậu môn.

Bệnh sẽ tiến triển sau ba giai đoạn nhiễm trùng:

  • Giai đoạn đầu được đặc trưng bởi sự phát triển của vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục, không gây đau.
  • Giai đoạn thứ hai với sự phát triển hạch bạch huyết bị sưng, đau ở vùng háng, xương chậu hoặc trực tràng.
  • Giai đoạn muộn với các biến chứng như dạng hẹp, xơ hóa và rò vùng hậu môn sinh dục.

Triệu chứng bệnh hột xoài

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV)

Thông thường, tổn thương nguyên phát do LGV tạo ra là tổn thương nhỏ ở bộ phận sinh dục hoặc trực tràng, có thể loét tại vị trí lây truyền sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày sau khi nhiễm trùng xảy ra. Đôi khi các triệu chứng có thể không xuất hiện trong tối đa 30 ngày. Những tổn thương này có thể không quan sát được trong niệu đạo, âm đạo hoặc trực tràng. Các triệu chứng xảy ra theo ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên

Hình thành phát triển các vết loét và mụn nước nhỏ (thường có kích thước từ 1 đến 6 mm) chứa đầy chất lỏng trên dương vật hoặc trong âm đạo hoặc tại vị trí nhiễm trùng. Thường không gây đau đớn và nhanh lành. Người nhiễm cũng có thể bị loét miệng hoặc cổ họng.

Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn này xảy ra khoảng từ 2 đến 6 tuần sau giai đoạn đầu tiên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Các hạch bạch huyết sưng to, mềm ở vùng bẹn, đặc biệt ở nam giới;
  • Các hạch bạch huyết sưng to, đau ở vùng xương chậu và gần trực tràng, đặc biệt ở phụ nữ;
  • Có thể sốt, đau nhức cơ thể, đi tiểu, đại tiện đau và khó khăn;
  • Viêm trực tràng và hậu môn, ngứa hoặc tiết dịch, chảy máu trực tràng.

Giai đoạn thứ ba (giai đoạn muộn)

Giai đoạn này thường xảy ra khi bệnh chưa được điều trị đúng cách dẫn đến các biến chứng như hình thành sẹo, hẹp trực tràng, rối loạn chức năng sàn chậu, bộ phận sinh dục bị sưng, biến dạng và vô sinh.

Bệnh hột xoài là gì Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hột xoài 3.jpeg
Vết loét và mụn nước nhỏ ở bộ phận sinh dục

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV)

Thông thường, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và hiệu quả giai đoạn sớm, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn mãn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Hình thành sẹo xung quanh vùng bị lở loét;
  • Xơ hóa sinh dục và rối loạn chức năng sàn chậu;
  • Hẹp bộ phận sinh dục và trực tràng;
  • Bộ phận sinh dục bị sưng to, biến dạng và vô sinh;
  • Áp xe, rò lỗ hậu môn, máu hoặc mủ từ trực tràng;
  • Ảnh hưởng gây viêm não - màng não hoặc bệnh viêm mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc;
  • Tổn thương nhiều vết loét tạo cơ hội nhiễm trùng và truyền HIV cao hơn.
Bệnh hột xoài là gì Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hột xoài 4.jpg
Biến chứng gây đau, áp xe, rò lỗ hậu môn trực tràng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) khi có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra hoặc bệnh lý truyền nhiễm nào khác, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng các biến chứng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh hột xoài

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV)

Bệnh hột xoài Lymphogranuloma venereum (LGV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis, đặc biệt là các tuýp L1,L2 và L3 gây ra. Đây là một loại vi khuẩn cầu gram âm, có thể xâm nhập vào niêm mạc và da nhạy cảm hoặc vùng tổn thương của cơ quan sinh dục.

Nguyên nhân gây bệnh LGV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Bệnh thường được lây qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc với chất nhầy hoặc máu nhiễm trùng: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể trong các dịch tiết như dịch âm đạo, dịch tiết từ đường hậu môn và dịch tiết từ niệu đạo. Tiếp xúc với chất nhầy hoặc máu từ người nhiễm bệnh này có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng LGV.
  • Tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như giường, đồ chơi tình dục, quần áo hay ga trải giường của người nhiễm bệnh. Nếu bình thường các đồ vật này tiếp xúc với các niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn có thể lây nhiễm và gây bệnh.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người có hệ miễn dịch suy giảm như người mắc HIV/AIDS hay đang được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch có khả năng cao nhiễm bệnh hơn.
Bệnh hột xoài là gì Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hột xoài 5.png
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh hột xoài
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh hột xoài

Bệnh hột xoài có điều trị dứt điểm được không?

Có, bệnh hột xoài có thể điều trị dứt điểm bằng kháng sinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị sớm giúp kiểm soát nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển nặng, có thể cần thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ để xử lý các biến chứng.

Bệnh hột xoài có lây không?

Bệnh hột xoài có lan qua các vùng khác của cơ thể không?

Bệnh hột xoài có nguy hiểm không?

Bệnh hột xoài là bệnh gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)