Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Loạn dưỡng móng

Loạn dưỡng móng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Loạn dưỡng móng (Nail Dystrophy) là móng tay hoặc móng chân bị biến dạng, dày lên hoặc đổi màu. Chúng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nấm móng đến biến chứng của bệnh da liễu chẳng hạn như bệnh vảy nến.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung loạn dưỡng móng

Loạn dưỡng móng là gì?

Loạn dưỡng móng (Nail dystrophy) là tình trạng móng tay hoặc móng chân bị biến dạng, dày lên hoặc đổi màu. Chúng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nấm móng đến biến chứng của bệnh da liễu chẳng hạn như bệnh vảy nến.

Móng bị loạn dưỡng có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng mọc ngược và đâm vào da.

Triệu chứng loạn dưỡng móng

Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng móng

Một số người có một móng bị loạn dưỡng, trong khi những người khác có nhiều móng. Móng loạn dưỡng có thể có các triệu chứng như:

  • Bị nứt nhiều chỗ;
  • Bong tróc móng;
  • Bị biến dạng hoặc cong một cách bất thường, sần gợn sóng;
  • Kéo ra hoặc bong ra khỏi vùng da dưới móng của bạn;
  • Dày hơn bình thường;
  • Có màu vàng, trắng hoặc nâu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng loạn dưỡng móng nào kể trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Loạn dưỡng móng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của loạn dưỡng móng

Nguyên nhân loạn dưỡng móng

Nguyên nhân dẫn đến loạn dưỡng móng

Nguyên nhân gây ra chứng loạn dưỡng móng bao gồm:

  • Chấn thương móng: Chấn thương móng, chẳng hạn như đập ngón tay vào cửa hoặc làm rơi vật nặng xuống chân. Khi bị thương ở móng, bạn có thể bị chảy máu hoặc bầm tím dưới móng. Nhiễm trùng do chấn thương móng tay hoặc móng mọc ngược gây ra tình trạng loạn dưỡng móng.
  • Nấm móng: Nhiễm nấm móng là nguyên nhân phổ biến. Với loại nhiễm nấm này, tấm móng của bạn có thể dày lên, bong ra khỏi giường móng. Nó cũng có thể gây đổi màu móng, rỗ hoặc bong tróc.
  • Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là một tình trạng da mãn tính khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều tế bào da. Một số người mắc bệnh vảy nến phát triển chứng loạn dưỡng móng do sản xuất keratin bất thường, đây là loại protein tạo nên tấm móng của bạn. Loại loạn dưỡng móng này có thể gây ra nhiều lỗ nhỏ trên nền móng, làm đổi màu nền móng và khiến móng dày lên.
  • Bệnh chàm: Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng da mãn tính gây phát ban ngứa. Với chứng loạn dưỡng móng liên quan đến bệnh chàm, bạn có thể có các vết rỗ hoặc rãnh trên móng tay.
Loạn dưỡng móng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Bệnh vảy nến là bệnh lý thường gây ra loạn dưỡng móng
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh loạn dưỡng móng

Loạn dưỡng móng có phòng ngừa được không?

Bạn có thể thực hiện các thói quen sau để phòng ngừa loạn dưỡng móng:

  • Thay tất sạch ít nhất một lần một ngày và bất cứ khi nào chân bạn bị ướt.
  • Cắt móng thẳng ngang.
  • Mang dép xỏ ngón hoặc các loại giày khác trong phòng thay đồ và phòng tắm công cộng. Đừng đi chân trần ở những nơi công cộng.

Loạn dưỡng móng có thể điều trị tại nhà không?

Loạn dưỡng móng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh loạn dưỡng móng?

Loạn dưỡng móng có lây không?

Hỏi đáp (0 bình luận)