Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Hội chứng người sói

Hội chứng người sói và những điều cần biết

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Hội chứng người sói có tên là Hypertrichosis, hội chứng rối loạn hiếm gặp, sự phát triển quá mức và bất thường của lông trên cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng đến cả hai giới nhưng cực kỳ hiếm. Sự phát triển lông bất thường có thể bao phủ khuôn mặt và cơ thể hoặc thành từng mảng nhỏ. Hội chứng người sói có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển theo thời gian. Tình trạng này không có nguyên nhân rõ ràng trừ khi bác sĩ chuyên môn theo dõi và phát hiện ra nó thông qua chẩn đoán.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hội chứng người sói

Hội chứng người sói là bệnh lý gì?

Hội chứng người sói (Hypertrichosis) là một tình trạng hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng lông mọc quá mức, có thể mọc khắp cơ thể hoặc chỉ mọc riêng lẻ ở một số vùng cụ thể. Hội chứng người sói có thể là bẩm sinh (tức là xuất hiện khi mới sinh) hoặc mắc phải (tức là phát sinh sau này trong cuộc sống).

Phân loại trong hội chứng người sói bao gồm như:

  • Hội chứng người sói bẩm sinh với lông tơ: Lần đầu tiên nó xuất hiện dưới dạng lông tơ bình thường, sợi lông mịn được tìm thấy trên em bé khi mới sinh. Nhưng thay vì biến mất trong những tuần tiếp theo, những sợi lông mềm mịn vẫn tiếp tục mọc ở nhiều nơi trên cơ thể bé.
  • Hội chứng người sói bẩm sinh với lông Terminal: Sự phát triển lông bất thường bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời của người mắc. Lông thường dài và dày, che phủ khuôn mặt và cơ thể của người đó.
  • Hội chứng người sói Nevoid: Sự phát triển quá mức của bất kỳ loại lông nào xuất hiện ở một khu vực xác định. Trong một số ít trường hợp, có thể xuất hiện nhiều mảng lông hơn. Nó thường không liên quan đến bất kỳ bệnh nào khác, ngoại trừ nếu nó phát sinh dưới dạng đuôi ngựa ở phần lưng dưới, khi đó nó có thể chỉ ra bệnh nứt đốt sống tiềm ẩn.
  • Chứng rậm lông (Hirsutism): Loại này thường hay gặp ở phụ nữ. Nó dẫn đến tình trạng lông dày và sẫm màu mọc ở những nơi như mặt, ngực và lưng.
  • Hội chứng người sói mắc phải: Khác với hội chứng người sói bẩm sinh, dạng mắc phải có xu hướng phát triển muộn hơn. Ngoài ra, nó còn tạo ra hai loại lông khác ngoài lông tơ: Lông vellus hoặc lông Terminal. Hội chứng người sói mắc phải còn có thể được phân loại thành toàn thể hoặc khu trú thành từng mảng nhỏ.

Triệu chứng hội chứng người sói

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng người sói

Bằng chứng của hội chứng người sói là sự xuất hiện bất thường của lông mọc quá mức trên các bộ phận cơ thể bất thường hoặc khắp cơ thể. Hơn nữa, những triệu chứng đặc biệt này được phân thành ba loại lông mọc khác nhau:

Lông Lanugo

Lanugo còn gọi là lông tơ, là lông dài, mỏng, mịn và mềm bao phủ em bé khi mới sinh. Lớp lông phủ này không có sắc tố và thường biến mất sau khi sinh trong vài tuần. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh rậm lông nếu lông tơ trên trẻ dài hơn dự kiến ​​hoặc tiếp tục tồn tại khi trẻ lớn lên từ trẻ sơ sinh đến thiếu niên.

Lông Vellus

Vellus được đặc trưng bởi các nang lông mềm và ngắn dưới 1/13 inch, có thể có hoặc không có sắc tố. Chứng rậm lông sẽ khiến lớp lông này xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể ngoại trừ những vùng như lòng bàn chân, sau tai, môi và lòng bàn tay hoặc trên mô sẹo.

Lông Terminal

Terminal là lông thô, dài, dày và rất sẫm màu thường thấy ở mặt, nách, lưng và ngực.

Một triệu chứng phổ biến khác là vấn đề về nướu hoặc răng. Một số răng có thể bị thiếu hoặc tăng sản nướu.

Hội chứng người sói và những điều cần biết 1.jpeg
Sự phát triển lông bất thường khi mắc hHội chứng người sói

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng người sói

Hội chứng người sói có thể gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng về mặt tinh thần cho người bệnh, đặc biệt là những người không có điều kiện tiếp cận với phương pháp tẩy lông vĩnh viễn hoặc điện phân. Giảm sự tự tin và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những bệnh nhân này do bị xã hội soi mói và bắt nạt ở những bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tiền sử bệnh của gia đình có bệnh liên quan đến hội chứng người sói hoặc khi xuất hiện triệu chứng phát triển lông bất thường ở toàn cơ thể hoặc trên một vùng cơ thể. Nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân hội chứng người sói

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng người sói

Hội chứng người sói bẩm sinh

Hội chứng người sói bẩm sinh là một đặc điểm của một số hội chứng di truyền hiếm gặp, có thể do sự kích hoạt lại các gen gây ra sự phát triển của lông. Các gen gây ra sự phát triển lông nhiều ở con người ban đầu đã “ngừng hoạt động” trong quá trình tiến hóa. Do một đột biến chưa rõ nguyên nhân, những gen phát triển lông này đã được “kích hoạt” ngay khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Hội chứng người sói mắc phải

Hội chứng người sói mắc phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc thường gây ra chứng rậm lông toàn thân mắc phải:

  • Thuốc kháng sinh như Streptomycin;
  • Thuốc chống viêm như Benoxaprofen và Corticosteroid;
  • Thuốc giãn mạch: Diazoxide, Minoxidil, Prostaglandin E1;
  • Thuốc lợi tiểu: Acetazolamid;
  • Thuốc chống co giật như Phenytoin;
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, Mycophenolate mofetil.

Mặc dù thuốc thường là thủ phạm, nhưng hội chứng người sói mắc phải cũng có thể gặp trong chấn thương sọ não, suy giáp ở trẻ vị thành niên, viêm da cơ ở trẻ vị thành niên, bệnh to đầu chi, suy dinh dưỡng và nhiễm HIV tiến triển.

Hội chứng người sói Nevoid

Hội chứng người sói Nevoid có nguyên nhân khác nhau:

  • Hội chứng người sói Nevoid nguyên phát xảy ra khi không có sự liên kết ngoài da.
  • Hội chứng người sói Nevoid thứ phát có liên quan đến loạn dưỡng mỡ, phì đại nửa người, vẹo cột sống và các bất thường của mạch máu bên dưới.
Hội chứng người sói và những điều cần biết 2.jpeg
Hội chứng người sói bẩm sinh có tính di truyền
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)