Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Lymphoma

Lymphoma là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Lymphoma là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh ung thư của hệ thống bạch huyết. Có hai loại lymphoma chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Vì ung thư này thuộc hệ thống bạch huyết, do đó nó có thể dễ dàng di căn đến các mô và cơ quan trên khắp cơ thể. Lymphoma thường di căn đến gan, xương hoặc phổi. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, nhưng đây là một trong những loại ung thư thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường có thể điều trị được.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lymphoma

Lymphoma là gì?

Lymphoma hay còn gọi là ung thư hạch bạch huyết, là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh ung thư của hệ thống bạch huyết. Lymphoma được coi là ung thư máu vì bệnh lý này bắt đầu từ các tế bào bạch cầu (tế bào dòng lympho) trong hệ bạch huyết.

Có hai loại lymphoma chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Lymphoma có thể có độ ác tính cao (tiến triển nhanh) hoặc âm thầm (tiến triển chậm). Việc điều trị có thể làm bệnh lymphoma thuyên giảm hoặc chữa khỏi. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể mắc căn bệnh này.

Triệu chứng lymphoma

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lymphoma

Nhiều triệu chứng của lymphoma giống như triệu chứng của các bệnh thông thường khác. Các triệu chứng thường gặp đối với u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin có thể bao gồm:

  • Nổi hạch không đau ở một hoặc nhiều vị trí như cổ, nách hoặc háng và tình trạng này kéo dài trong vòng vài tuần mà không biến mất.
  • Mệt mỏi kéo dài, mệt mỏi kéo dài nhiều ngày mặc dù đã ngủ đủ giấc.
  • Sốt liên tục trên 39.5 độ C trong hơn hai ngày hoặc sốt tái đi tái lại.
  • Đổ mồ hôi về đêm, đổ mồ hôi nhiều đến mức khi bạn thức dậy sẽ thấy đồ ngủ và ga trải giường của mình ướt sũng.
  • Khó thở, bạn cảm thấy như không thể hít đủ không khí vào phổi.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, bạn giảm từ hơn 10% tổng trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng mà không ăn kiêng hay tập thể dục.
Lymphoma là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lymphoma 4.png
Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của bệnh lymphoma

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên xuất hiện dai dẳng khiến bạn lo lắng.

Nguyên nhân lymphoma

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lymphoma

Một số yếu tố môi trường, truyền nhiễm và di truyền đã được xác định có nguy cơ dẫn đến lymphoma:

  • Phơi nhiễm nghề nghiệp: Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
  • Các sinh vật truyền nhiễm:
    • Helicobacter pylori (u lympho MALT).
    • Borrelia burgdorferi, Chlamydia psittaci, Campylobacter jejuni.
    • Virus T-cell lymphotropic ở người (adult T- cell leukemia/lymphoma).
    • Viêm gan C: U lympho tương bào lympho - lymphoplasmacytic lymphoma, u lympho tế bào B lớn lan tỏa và u lympho không Hodgkin tế bào B vùng rìa (marginal zone lymphoma).
    • Herpesvirus 8 ở người (u lympho tràn dịch nguyên phát(primary effusion lymphoma) và bệnh Castleman).
    • Sự kích thích mạn tính của mô bạch huyết cũng làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lymphoma.
    • Nhiễm trùng dai dẳng với các loại virus như virus Epstein Barrcytomegalovirus cũng có nguy cơ dẫn đến sự hình thành của bệnh lymphoma.
  • Suy giảm miễn dịch: Nhiễm HIV, người được ghép tạng và những người bị rối loạn suy giảm miễn dịch di truyền (suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (severe combined immunodeficiency) và suy giảm miễn dịch biến thiên phổ biến (common variable immunodeficiency)).
  • Thuốc: Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u có liên quan đặc biệt đến u lympho tế bào T. Thuốc ức chế miễn dịch mạn tính ở người bệnh sau ghép tạng (cả người nhận ghép tạng đặc và ghép tủy xương) làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphoma.
  • Bệnh tự miễn: Bệnh viêm ruột (u lympho liên quan đến bệnh đường ruột), viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjögren (u lympho tế bào B lớn lan tỏa).
  • Vị trí địa lý: Tỷ lệ mắc u lympho tế bào NK/T ngoài hạch cao ở Nam Á và một số vùng ở Mỹ Latinh.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)