Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh hay u thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma) là một khối u hệ thần kinh trung ương, đây là một loại u thần kinh đệm thâm nhiễm lan tỏa, chiếm khoảng 5% các khối u nội sọ nguyên phát. Chúng thường phát triển ở chất xám vỏ não và thường thấy nhất ở thùy trán. U thần kinh đệm ít nhánh là một khối u có thể điều trị được, ngay cả khi là ung thư và tỷ lệ sống sót thường cao.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh, hay còn gọi là u thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma) là một loại u não, trong một số trường hợp hiếm gặp có thể hình thành trong tủy sống.
Những khối u này phát triển từ một loại tế bào thần kinh đệm cụ thể, là tế bào ít nhánh (Oligodendrocytes). Tế bào thần kinh đệm là nhóm tế bào giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh của bạn. Chúng giúp duy trì và bảo vệ các tế bào thần kinh và chuyển tiếp tín hiệu xuất phát từ não hoặc chuyển tín hiệu từ nơi khác đến não của bạn.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh là một loại u thần kinh đệm thâm nhiễm lan tỏa, chiếm khoảng 5% các khối u nội sọ nguyên phát. Thường liên quan đến chất xám vỏ não và thường thấy nhất ở thùy trán.
Trong quá khứ, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh được chẩn đoán dựa trên hình dạng mô học của khối u. Tuy nhiên, vào năm 2016, WHO đã thay đổi tiêu chí phân loại khối u của hệ thần kinh trung ương bao gồm cả phân tích kiểu hình và kiểu gen.
U thần kinh đệm ít nhánh là các khối u cấp độ II theo tiêu chuẩn của WHO (tổng cộng có 4 cấp độ), các khối u này phát triển chậm và có phản ứng điều trị thuận lợi khi so sánh với các u thần kinh đệm khác. U thần kinh đệm ít nhánh kém biệt hóa (Oligodendroglioma anaplastic) độ III là một dạng u ác tính hơn, tiên lượng kém thuận lợi hơn, có thể xảy ra tự phát (de novo) hoặc thứ phát từ cấp độ u thần kinh đệm ít nhánh thấp hơn.
Về mặt dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, người bệnh mắc u tế bào thần kinh đệm ít nhánh thường có các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu.
Tuy nhiên, co giật cũng là một triệu chứng xuất hiện rất phổ biến và được báo cáo ở 35 đến 85% đối tượng, với một số nghiên cứu lên tới 91% người tham gia có triệu chứng co giật.
Đôi khi, người bệnh sẽ có những khiếm khuyết thần kinh khu trú tùy theo vị trí khối u. Bất kỳ người bệnh nào có cơn động kinh mới hoặc dấu thần kinh khu trú nên được chụp ảnh hệ thần kinh trung ương để xác định.
Các biến chứng của u tế bào thần kinh đệm ít nhánh có thể bao gồm co giật, biến chứng sau phẫu thuật và các biến chứng huyết khối.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu như ức chế tủy (procarbazine, lomustine, vincristine). Các triệu chứng như buồn nôn, nôn và các triệu chứng tiêu hóa trên khác khi hóa trị với temozolomide.
Bên cạnh đó, khi điều trị với bức xạ, người bệnh cũng chịu những ảnh hưởng lâu dài như suy giảm nhận thức, dáng đi bất thường hoặc hoại tử do phóng xạ.
U tế bào thần kinh đệm còn sót hoặc tái phát cũng có thể bị thoái hóa ác tính theo thời gian.
Mặc dù u tế bào thần kinh đệm ít nhánh là một khối u não ở mức độ thấp, có tiên lượng tốt khi so sánh với các u thần kinh đệm khác. Nhưng nó cũng có thể gây ra tỷ lệ mắc bệnh đáng kể, tùy theo vị trí của khối u ở não.
Việc chẩn đoán sớm và phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dẫn đến kết quả được cải thiện, tính chất nhạy cảm với hóa chất và phóng xạ cũng khiến khối u thần kinh đệm ít nhánh đáp ứng tốt với điều trị và tiên lượng tốt hơn nhiều. Do đó, bạn hãy đến khám bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu nào nghi ngờ mắc u não để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hơn hết, các triệu chứng của u tế bào thần kinh đệm ít nhánh không đặc hiệu, có thể trùng lặp với các bệnh lý khác. Nếu có các triệu chứng như nhức đầu, co giật, dấu thần kinh khu trú như vấn đề về thị giác, thính giác, trí nhớ, ngôn ngữ, phối hợp vận động, yếu cơ hoặc liệt, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh ban đầu được Bailey và Bucy đặt tên vào năm 1929 vì chúng giống với tế bào ít nhánh khi nhìn dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng phát sinh từ các tế bào ít nhánh trưởng thành. Thay vào đó, các khối u dường như phát sinh từ các tế bào tiền thân thần kinh (neuro progenitor) biệt hóa sâu hơn thành các tế bào loại oligodendroglial mà không có khả năng myelin hóa của tế bào ít nhánh.
Giả thuyết này được hỗ trợ thêm bởi đột biến isocitrate dehydrogenase (IDH), có thể nhìn thấy trong số các nhóm u thần kinh đệm lan tỏa khác nhau.
Bên cạnh đó, thiếu hai nhánh nhiễm sắc thể 1p và 19q (đồng xóa 1p/19q) cũng có liên quan đến u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Đây là tình trạng nhiễm sắc thể số 1 thiếu một phần nhánh ngắn (p), và thiếu một phần cánh tay dài (q) của nhiễm sắc thể số 19.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Cụ thể, trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi và người lớn trong khoảng 40 đến 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn so với các độ tuổi khác.
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh độ 3 hay còn được gọi là u thần kinh đệm ít gai anaplastic. Đây là dạng ác tính (ung thư), khối u phát triển nhanh. Vì thế, ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời với những phương pháp phù hợp.
Bệnh u tế bào thần kinh đệm ít nhánh có nhiều dấu hiệu, tuy nhiên, co giật là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Theo thống kê có khoảng 60% bệnh nhân bị co giật trước khi được chẩn đoán bệnh.
Tỷ lệ sống 5 năm đối với bệnh nhân u thần kinh đệm ít nhánh là 74.1%. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, tỉ lệ bệnh nhân u thần kinh đệm ít nhánh mức độ thấp có thể sống lâu dài với tỷ lệ hơn 90%. Khi không thực hiện phẫu thuật và sử dụng phương pháp xạ trị, bệnh nhân có thể sống sót khoảng 80 đến 90%.
Bạn cần hạn chế tiếp xúc với những tia bức xạ, các hóa chất độc hại, đồng thời kiểm tra và sàng lọc thường xuyên, thông báo cho bác sĩ biết khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh. Hạn chế tiếp xúc với tia bức xạ không chỉ giúp phòng bệnh u tế bào thần kinh đệm ít nhánh mà việc này còn giúp bạn tránh được ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, ung thư bạch cầu,...
Hỏi đáp (0 bình luận)