Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm ký sinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ký sinh trùng (Parasite) là sinh vật sống trên hoặc trong cơ thể của vật chủ, lấy thức ăn từ vật chủ. Nhiễm ký sinh trùng (Parasitic Infection) là bệnh lý nhiễm các sinh vật này, có ba nhóm ký sinh trùng gây bệnh chính ở người bao gồm động vật nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh trùng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nhiễm ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trên vật chủ, sử dụng những sinh vật sống khác để làm nơi ở và lấy thức ăn. Ký sinh trùng có kích thước đa dạng, từ những sinh vật nhỏ bé như động vật nguyên sinh cho đến các loại giun sán có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong đó, có ba loại ký sinh trùng chính có thể gây bệnh ở người bao gồm động vật nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh trùng:

  • Động vật nguyên sinh (Protozoa): Động vật nguyên sinh là những ký sinh trùng đơn bào, chúng có thể lây nhiễm vào máu, đường ruột, não, da, mắt và các bộ phận các trong cơ thể bạn. Các ký sinh trùng đơn bào gây bệnh chính gồm Plasmodium (gây bệnh sốt rét), Entamoeba histolytica (gây bệnh amip), Leishmania (gây bệnh leishmania), Trypanosoma (gây bệnh ngủ và Chagas).
  • Giun sán (Helminths): Giun sán là sinh vật lớn, đa bào, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các loại giun sán chính gây bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người bao gồm sán lá, sán dây, giun tròn và giun đầu gai. Giun sán trưởng thành có thể lây nhiễm vào đường ruột, da, não và các cơ quan khác.
  • Ngoại ký sinh trùng (Ectoparasites): Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ các sinh vật như ve, bọ chét, chấy rận. Chúng thường chui vào da và sống ở đó, thường sẽ không lây nhiễm sang các cơ quan khác của cơ thể.

Bạn có thể nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, nhiễm qua vết côn trùng cắn hoặc qua quan hệ tình dục.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng

Các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng trên cơ thể bạn, một vài triệu chứng phổ biến bao gồm:

Tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng, bạn có thể gặp các dấu hiệu khác như:

  • Các triệu chứng thần kinh, như động kinh, đau đầu nặng, mất phương hướng.
  • Các biểu hiện da như đỏ da, ngứa, ban sẩn hoặc vết loét.

Đôi khi nhiễm ký sinh trùng có thể không có bất cứ triệu chứng nào.

Nhiễm ký sinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm ký sinh trùng

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng

Các biến chứng của nhiễm ký sinh trùng tùy thuộc vào loại ký sinh trùng bạn nhiễm phải, cũng như vị trí gây bệnh trên cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay, hoặc đến phòng cấp cứu nếu gặp các tình trạng sau đây do nhiễm ký sinh trùng, bao gồm:

  • Sốt trên 40 độ C;
  • Co giật;
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Các triệu chứng mất nước như khát quá mức, tiểu ít, tim đập nhanh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng

Việc bạn bị nhiễm ký sinh trùng có thể thông qua các con đường khác nhau, bao gồm:

  • Uống nước bị ô nhiễm;
  • Ăn thịt chưa nấu chín;
  • Ăn thực phẩm bị ô nhiễm (như thực phẩm được rửa bằng nước bị ô nhiễm);
  • Vết muỗi đốt, vết đốt hoặc cắn của các côn trùng có mang ký sinh trùng;
  • Tiếp xúc các bề mặt bị ô nhiễm;
  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ;
  • Thông qua đất bị ô nhiễm.
  • Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể truyền từ phụ nữ mang thai sang thai nhi.
Nhiễm ký sinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Nhiễm ký sinh trùng có thể xảy ra do uống nguồn nước bị ô nhiễm

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nhiễm ký sinh trùng?

Nhiễm ký sinh trùng gây ra gánh nặng bệnh tật to lớn ở cả vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới và các vùng ôn đới hơn. Trong tất cả các bệnh ký sinh trùng, sốt rét gây ra nhiều ca tử vong nhất trên toàn cầu. Bệnh sốt rét giết chết hơn 400.000 người mỗi năm, hầu hết là các trẻ nhỏ ở châu Phi cận Sahara.

Nhìn chung, nhiễm ký sinh trùng hầu hết phổ biến hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ký sinh trùng đường ruột thường liên quan đến khu vực có điều kiện vệ sinh không đầy đủ. Tại Hoa Kỳ hay các nước công nghiệp phát triển, nhiễm ký sinh trùng có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu đến người nhập cư, khách du lịch quốc tế và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (như mắc bệnh AIDS hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiễm ký sinh trùng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sẽ khác nhau. Ví dụ như:

  • Nhiễm giun kim phổ biến trên toàn thế giới.
  • Bệnh sốt rét chủ yếu gặp ở các nước đang phát triển có khí hậu ấm áp, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm nếu đi du lịch đến các quốc gia này.
  • Tiếp xúc thú cưng có thể mang và truyền một số loại ký sinh trùng sang người.
  • Tiếp xúc động vật hoang dã cũng có thể nhiễm ký sinh trùng lây sang người.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng

Các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng có thể giống với nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác. Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng của bạn, kết quả khám lâm sàng để đưa ra các xét nghiệm phù hợp. Việc chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng thông qua việc tìm kiếm ký sinh trùng hoặc dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng ở dịch hoặc mô của cơ thể. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy các mẫu xét nghiệm từ:

  • Phân;
  • Máu;
  • Da hoặc các mô bị ảnh hưởng;
  • Đàm;
  • Dịch não tuỷ.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện tùy thuộc vào triệu chứng của bạn bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.

Nhiễm ký sinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6
Phát hiện nhiễm ký sinh trùng có thể thông qua xét nghiệm mẫu phân

Điều trị nhiễm ký sinh trùng

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau để điều trị tùy thuộc vào bệnh nhiễm ký sinh trùng của bạn. Một số loại thuốc chống ký sinh trùng được thiết kế đặc biệt để loại bỏ ký sinh trùng, hoặc trong trường hợp nhiễm giun sán. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có thể mang lại hiệu quả.

Không có một loại thuốc nào có hiệu quả chống lại tất cả các loại ký sinh trùng. Đối với một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể không có thuốc nào có hiệu quả.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm ký sinh trùng

Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Một số khác sẽ hết khi bạn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng để hạn chế diễn tiến bệnh nhiễm ký sinh trùng là tuân theo hướng dẫn điều trị của bạn sĩ. Bạn cũng cần tự theo dõi các triệu chứng, đến tái khám đúng hẹn để được đánh giá đáp ứng điều trị. Đồng thời, tự phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng để có thể kịp thời điều trị.

Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

Đặc hiệu

Mặc dù có sự đầu tư và nghiên cứu đáng kể, nhưng hiện tại, chỉ có một loại vaccine sẵn có để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng đó là ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Không đặc hiệu

Các phương pháp để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng nhìn chung bao gồm vệ sinh cá nhân tốt, tránh các vết côn trùng cắn, tránh tiếp xúc với nước hoặc đất bị ô nhiễm. Cụ thể, bạn có thể hành động để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng như sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Điều đặc biệt quan trọng là phải rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và sau khi tiếp xúc phân hoặc dọn chuồng động vật.
  • Thực hiện thói quen thực phẩm an toàn: Bao gồm bảo quản thực phẩm đúng cách, hâm nóng thịt đến nhiệt độ an toàn, rửa hoặc gọt vỏ trái cây rau quả trước khi ăn. Cẩn thận ăn thực phẩm chín kỹ, uống nước từ các nguồn nước đảm bảo an toàn.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn trong bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào.
  • Tránh côn trùng cắn: Mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc xịt côn trùng, ngủ trong màn chống muỗi nếu cần thiết.
  • Du lịch an toàn: Tìm hiểu về các bệnh ký sinh trùng ở địa điểm đến của bạn và cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt, bao gồm dùng thuốc dự phòng hoặc tiêm vaccine.
Nhiễm ký sinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng

Các câu hỏi thường gặp về nhiễm ký sinh trùng

Tôi có thể tự mình kiểm tra nhiễm ký sinh trùng bằng cách nào?

Các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng có thể giống với nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có nhiễm ký sinh trùng hay không là đến khám và được bác sĩ đánh giá.

Nhiễm ký sinh trùng điều trị có khỏi hay không?

Hầu hết các bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể điều trị khỏi khi dùng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Một số nhiễm trùng da, chấy rận và ve có thể điều trị bằng thuốc bôi hoặc dầu gội đầu.

Tôi nên rửa tay ở các thời điểm nào để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng?

Các thời điểm nên rửa tay bao gồm:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn;
  • Trước và sau khi ăn;
  • Trước và sau khi chăm sóc người bị nôn hoặc tiêu chảy;
  • Trước và sau khi điều trị vết thương;
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh;
  • Sau khi thay tã hoặc tắm rửa cho trẻ đi vệ sinh;
  • Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi;
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn chăn nuôi hoặc chất thải động vật;
  • Sau khi xử lý thức ăn cho thú cưng;
  • Sau khi chạm vào rác.

Có vaccine để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng hay không?

Không có vaccine để phòng ngừa tất cả các loại nhiễm ký sinh trùng. Vaccine có sẵn để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng duy nhất là vaccine ngừa bệnh sốt rét RTS, S/AS01.

Nhiễm ký sinh trùng có bao nhiêu loại?

Có ba loại ký sinh trùng chính gây bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người bao gồm động vật nguyên sinh, giun sán và nhiễm ngoại ký sinh trùng.

Nguồn tham khảo
  1. Parasitic Infection: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24885-parasitic-infection
  2. About Parasites: https://www.cdc.gov/parasites/about.html
  3. Overview of Parasitic Infections: https://www.msdmanuals.com/home/infections/parasitic-infections-an-overview/overview-of-parasitic-infections
  4. Parasitic Infections: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK579956/
  5. What to know about parasite infection in humans: https://www.medicalnewstoday.com/articles/220302
  6. Parasitic Diseases: https://medlineplus.gov/parasiticdiseases.html

Các bệnh liên quan

  1. Bệnh não gan

  2. Loét tiêu hóa

  3. Ung thư đại tràng giai đoạn I

  4. Thoát vị bẹn

  5. Viêm ruột thừa cấp

  6. Sỏi mật

  7. Sỏi ống mật chủ

  8. Trào ngược dạ dày

  9. Nhiễm vi khuẩn Salmonella

  10. Viêm loét đại tràng