Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Infectious diseases là gì? Nguyên nhân gây infectious diseases

Ngày 25/10/2024
Kích thước chữ

Bệnh truyền nhiễm còn được gọi infectious diseases, là dạng bệnh thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những bệnh này có khả năng lan rộng trong cộng đồng qua nhiều đường lây truyền khác nhau và có thể bùng phát thành dịch nếu số ca nhiễm tăng cao. Cùng tìm hiểu infectious diseases là gì?

Infectious diseases là gì? Bệnh truyền nhiễm (infectious diseases) là một nhóm các rối loạn sức khỏe do tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Những căn bệnh này có khả năng lây lan từ người sang người hoặc từ động vật sang người và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Infectious diseases là gì?

Infectious diseases là gì? Infectious diseases hay bệnh truyền nhiễm là tình trạng gây ra bởi các sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Cơ thể con người là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm cả những sinh vật trên bề mặt da, tóc và lông. Đa phần các sinh vật này là vô hại, thậm chí có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số điều kiện, chúng có thể phát triển quá mức và gây ra bệnh tật.

Ngoài các bệnh lây từ người này sang người, cũng có những bệnh truyền nhiễm lây lan qua côn trùng hoặc động vật. Trong vài trường hợp, việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước nhiễm khuẩn hay tiếp xúc với các sinh vật từ môi trường cũng có thể là nguồn gốc gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh truyền nhiễm thay đổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh nhưng thông thường, các triệu chứng bao gồm sốt và cảm giác mệt mỏi. Nếu bệnh nhẹ, có thể được chữa trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và dùng các biện pháp hỗ trợ. Nhưng với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện.

Nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi và thủy đậu có thể phòng ngừa thông qua tiêm vắc xin. Thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách cũng là cách quan trọng để bảo vệ khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm.

Infectious diseases là gì? Nguyên nhân gây infectious diseases 1
Infectious diseases là gì? Infectious diseases chính là bệnh truyền nhiễm

Nguyên nhân gây infectious diseases

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây truyền, thường do các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm.

Vi khuẩn

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào nhỏ bé, không có nhân và thường hiện diện khắp mọi nơi, kể cả trên da và trong cơ thể. Nhiều loại vi khuẩn vô hại, thậm chí có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như những vi khuẩn giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có khả năng tiết độc tố và gây ra bệnh với nhiều hình dạng khác nhau như xoắn, cầu hoặc que.

Virus

Virus là dạng ký sinh trùng không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh. Chúng chỉ bao gồm các chuỗi acid nucleic (ADN hoặc ARN) được bọc trong vỏ protein. Virus chỉ có thể phát triển và nhân lên khi xâm nhập vào cơ thể sống (vật chủ). Khi đã vào cơ thể, virus điều khiển các tế bào vật chủ để tạo ra nhiều virus mới, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV, HPV.

Infectious diseases là gì? Nguyên nhân gây infectious diseases 2
Virus là dạng ký sinh trùng không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng tồn tại bằng cách sống nhờ trên hoặc trong cơ thể của vật chủ, bao gồm người, động vật và thực vật. Mặc dù bản thân chúng không phải là bệnh nhưng chúng có khả năng truyền bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do ký sinh trùng gây ra là sốt rét và sốt xuất huyết.

Nấm

Tương tự vi khuẩn, nấm có nhiều loại và cũng có thể sống trong hoặc trên cơ thể con người. Khi nấm phát triển quá mức hoặc xâm nhập qua các vết thương, đường miệng hoặc mũi, chúng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng.

Đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các bệnh lây nhiễm nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao hơn, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
  • Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, khiến khả năng đề kháng suy yếu.
  • Người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như người đang điều trị ung thư hoặc sống chung với HIV.
  • Người mắc các loại ung thư và các bệnh lý khác làm giảm khả năng chống chọi với nhiễm trùng.
  • Người chưa tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm thông thường.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh như các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.
Infectious diseases là gì? Nguyên nhân gây infectious diseases 3
Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, khiến khả năng đề kháng suy yếu

Biến chứng của bệnh truyền nhiễm là gì?

Sau khi giải đáp infectious diseases là gì?, chúng ta cùng tìm hiểu về biến chứng của bệnh.

Bệnh truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại mầm bệnh và tình trạng sức khỏe của người mắc. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

  • Suy hô hấp: Bệnh như cúm, COVID-19 và viêm phổi có thể gây suy hô hấp và khó khăn trong việc thở.
  • Nhiễm trùng máu (Sepsis): Đây là phản ứng viêm nguy hiểm, có thể lan ra toàn bộ cơ thể và dẫn đến tổn thương các cơ quan, thậm chí có thể gây tử vong.
  • Biến chứng thần kinh: Các bệnh như viêm màng não và Zika có thể gây viêm não, co giật và rối loạn thần kinh.
  • Suy giảm chức năng cơ quan: Nhiều bệnh có thể làm suy yếu các cơ quan như suy thận, tổn thương gan (viêm gan B và C).
  • Biến chứng tim mạch: Bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến tim, dẫn đến viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.
  • Biến chứng thai kỳ: Một số bệnh có thể gây ra sinh non hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Kháng kháng sinh: Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Infectious diseases là gì? Nguyên nhân gây infectious diseases 4
Bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến tim, dẫn đến viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc infectious diseases là gì? Bệnh truyền nhiễm do các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra và có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp, trong đó tiêm vắc xin là phương pháp đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, mà còn ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng và giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin