Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc nắm được kiến thức về các vi sinh vật trong thực phẩm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đề phòng chúng xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng điểm qua 8 loại ký sinh trùng và vi khuẩn dễ ẩn náu trong thức ăn trong bài viết này nhé!
Ký sinh trùng và vi khuẩn từ thực phẩm và đồ ăn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là gây chết người. Trong thực tế, rất khó để phát hiện hay nhìn thấy sự hiện diện của các vi sinh vật này trong thực phẩm và việc kiểm soát chúng là vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng cũng như nhà sản xuất thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 8 loại ký sinh trùng và vi khuẩn dễ ẩn náu trong thức ăn mà bạn cần biết để giúp bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn nhé!
Trùng roi Giardia là một trong những tác nhân phổ biến gây bệnh lây qua đường nước và thực phẩm. Loại ký sinh trùng này thường xuất hiện trong các loại thịt chưa được nấu chín kỹ như thịt lợn, thịt cừu và thịt thú rừng. Nhiễm trùng roi Giardia gây ra được gọi là bệnh Giardia.
Các triệu chứng điển hình khi bị nhiễm Giardia như buồn nôn, chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần và các triệu chứng thường tự giảm sau 2 - 6 tuần. Trong một số trường hợp hiếm gặp, triệu chứng có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Để phòng ngừa bệnh Giardia, hãy rửa tay thường xuyên, nấu chín kỹ các loại thịt và sử dụng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội.
Giun đũa là một loại ký sinh trùng thường xuất hiện dưới dạng trứng giun trong thực phẩm. Trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn nhiễm đất bẩn, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây chưa rửa kỹ hoặc khi tiếp xúc với đất ô nhiễm.
Triệu chứng nhiễm giun đũa thường nhẹ với các biểu hiện như đau bụng, khó thở, ho, buồn nôn và nôn mửa. Để phòng ngừa, hãy thường xuyên rửa tay, rửa sạch thực phẩm trước khi ăn và tránh sử dụng thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn.
Sán dây là một loại ký sinh trùng thường lây qua việc ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn và cá nhiễm sán. Người nhiễm sán dây có thể không có triệu chứng trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Triệu chứng khi mắc sán dây có thể là sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng và ngứa hậu môn.
Để phòng ngừa nhiễm sán dây, hãy nấu chín kỹ tất cả các loại thịt và rửa sạch rau quả trước khi ăn. Nhiễm sán dây có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu vệ sinh kém, khi trứng sán có thể từ hậu môn xâm nhập lại qua đường miệng.
Escherichia coli (E. coli) là một loại vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, chủ yếu lây qua thịt bò chưa nấu chín. Do E. coli không thể được phát hiện bằng mắt thường nên con người có thể dễ dàng ăn phải thực phẩm bị nhiễm mà không hay biết, gây ra co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và tiêu chảy có máu.
Trong thực tế, chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào cho nhiễm E. coli. Bạn chỉ có thể giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn bằng cách nấu chín kỹ thịt, giữ vệ sinh khi chế biến và tránh nhiễm khuẩn chéo trong quá trình nấu nướng.
Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng nhỏ gây bệnh Toxoplasma, lây lan chủ yếu qua phân mèo. Người có thể bị nhiễm nếu tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh hoặc khi không rửa tay sau khi dọn khay vệ sinh cho mèo, từ đó truyền ký sinh trùng vào thực phẩm.
Để phòng ngừa, cần rửa sạch và nấu kỹ thực phẩm, rửa tay thường xuyên và đeo găng tay khi tiếp xúc với phân mèo.
Cryptosporidium là ký sinh trùng đơn bào với vỏ cứng, thường có trong đồ ăn tươi, sữa và nước hoa quả. Nhiễm Cryptosporidium được gọi là bệnh Crypto, có thể gây sốt, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 2 - 10 ngày sau khi ăn uống thực phẩm nhiễm khuẩn.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Cryptosporidium, hãy rửa sạch thực phẩm, uống sữa và nước trái cây đã tiệt trùng và giữ vệ sinh cá nhân tốt.
Giun kim hay giun chỉ là loại ký sinh trùng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em. Nhiễm giun kim thường do vệ sinh kém, chẳng hạn như không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nếu một người trong gia đình bị nhiễm, cả nhà có thể cũng bị lây và cần điều trị.
Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa hậu môn, có thể dẫn đến nhiễm nặng hơn nếu trẻ gãi và vô tình đưa trứng giun lên miệng. Để phòng ngừa, hãy luôn rửa tay đúng cách, giữ vệ sinh cá nhân và cắt ngắn móng tay.
Sán hoặc giun dẹp từ cá như Opisthorchiidae và Paragonimus thường lây nhiễm qua cá sống hoặc chưa nấu chín. Các triệu chứng nhiễm sán cá phụ thuộc vào loài nhưng chủ yếu là vấn đề liên quan đến tiêu hóa, xuất hiện sau vài tháng sau khi nhiễm.
Để phòng ngừa, cần tránh ăn cá sống, đặc biệt là cá nước ngọt chưa qua chế biến an toàn.
Có thể thấy, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm rất cao nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh thân thể đúng cách. Các triệu chứng tiêu hóa có thể xuất hiện khi ăn phải thực phẩm sống hoặc nhiễm khuẩn. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.