Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Răng mọc kẹt

Răng mọc kẹt là gì? Cách phòng ngừa và điều trị

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tình trạng răng không đủ chỗ để mọc lên đâm khỏi nướu, răng mọc nghiêng, xiêu vẹo hoặc thậm chí mọc nằm ngang gọi là tình trạng răng mọc kẹt, và thường xảy ra trong trường hợp mọc răng khôn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung răng mọc kẹt

Răng mọc kẹt là gì?

Tình trạng răng không đủ chỗ để mọc lên đâm khỏi nướu, răng mọc nghiêng, xiêu vẹo hoặc thậm chí mọc nằm ngang gọi là tình trạng răng mọc kẹt, và thường xảy ra trong trường hợp mọc răng khôn.

Phân loại răng mọc kẹt

Vì răng mọc kẹt chủ yếu chỉ xảy ra ở răng khôn nên việc phân loại cũng dựa trên việc phân loại răng khôn mọc kẹt. Đó là các loại sau đây:

  • Mọc kẹt về phía gần: Đây là loại thường gặp nhất, trục của răng đổ nghiêng về phía trước.
  • Mọc kẹt chiều thẳng đứng và vẫn mắc kẹt trong xương hàm.
  • Mọc kẹt nghiêng về phía sau.
  • Mọc kẹt theo chiều nằm ngang: Đây là trường hợp việc chữa trị đặc biệt khó khăn, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.
  • Mọc kẹt trong niêm mạc miệng (lợi bao trùm).
  • Mọc kẹt trong xương hàm: Răng được bọc kín bởi xương hàm và không thể mọc ra được.

Triệu chứng răng mọc kẹt

Những dấu hiệu và triệu chứng của răng mọc kẹt

Khi răng bị mọc kẹt, răng miệng của bạn sẽ có những dấu hiệu sau đây và cũng là những hậu quả do răng mọc kẹt mang lại:

  • Thức ăn có thể bị vướng vào và vi khuẩn sẽ sinh sôi tại đấy dẫn đến hôi miệng, các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng khôn.
  • Sang chấn lợi: Gây viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy lợi, chảy dịch, mủ.
  • Viêm nhiễm vùng răng khôn có nguy cơ gây viêm sưng amidan, gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt và nói chuyện, giảm khả năng học tập, lao động; thậm chí nhiều người bị biến dạng mặt.
  • Gây sâu răng số 7: Đặc biệt là răng khôn mọc kẹt về phía gần, có nguy cơ gây viêm tủy và vỡ răng số 7.
  • Tạo nang thân răng: Hủy hoại xương kế răng khôn, ảnh hưởng đến những răng kề cạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Răng mọc kẹt không những gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, vì thế bạn nên đi khám răng định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng; hoặc khi phát hiện có những triệu chứng bất thường ở răng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Nguyên nhân răng mọc kẹt

Nguyên nhân dẫn đến răng mọc kẹt

Lý do phổ biến nhất là do không đủ chỗ sau răng số 7, vì răng này thường mọc trước răng khôn ít nhất là 5 năm. Và vì răng hàm mọc trước đó vượt quá kích thước xương hàm nên làm cho răng khôn mọc sau không có đủ chỗ để mọc lên.

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh răng mọc kẹt

Làm sao để hạn chế tình trạng răng mọc kẹt?

Để hạn chế răng mọc kẹt, bạn có thể làm những điều sau:

  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Kiểm tra răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề răng mọc kẹt.
  • Giữ vệ sinh răng miệng: Chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hằng ngày.
  • Ăn uống lành mạnh: Tránh đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Theo dõi sự phát triển của răng: Quan sát các dấu hiệu bất thường khi răng khôn bắt đầu mọc.
  • Biện pháp dự phòng: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhổ răng khôn sớm nếu cần.
  • Tránh nhai vật cứng gây tổn thương răng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thăm khám bác sĩ nha khoa ngay.

Nhổ răng mọc kẹt có đau không?

Răng mọc kẹt có cần phải nhổ không?

Răng mọc kẹt để lâu có gây ra biến chứng gì không?

Triệu chứng thường gặp của răng mọc kẹt là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)