Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Dị ứng/
  4. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng. Tình trạng này chỉ xảy ra sau vài giây hoặc vài phút khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy làm thế nào để nhận biết được tình trạng sốc phản vệ và điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính và có thể đe dọa tới tính mạng nếu như không kịp thời điều trị. Khi cơ thể gặp một chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,… hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra một lượng lớn hoạt chất chống dị ứng khiến người bệnh bị sốc làm cho huyết áp giảm đột ngột và gây tắc đường thở.

Những triệu chứng bao gồm: Buồn nôn và nôn, mạch nhanh và yếu, phát ban trên da. Một số tác nhân phổ biến gây sốc phản vệ như: Nọc độc côn trùng, thuốc, nhựa mủ,…

Khi bị sốc phản vệ người bệnh cần được tiêm epinephrine và tới trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Nếu sốc phản vệ không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong.

Các giai đoạn của sốc phản vệ

Sốc phản vệ xảy ra 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (giai đoạn mẫn cảm):

Khi dị nguyên đi vào cơ thể, đại thực bào được hoạt hóa, những thông tin di truyền qua RNA và tiết ra interleukin (IL-1). Sau đó IL-1 hoạt hóa TCD4, với sự tham gia của những phức hợp chuyển lớp 1 và 3, lúc này thứ lớp TH1 và TH2 của TCD4 bị tác động.

Trong trường hợp sốc phản vệ do thuốc, vai trò của TH2 được thể hiện một cách rõ ràng, với sự tham gia của IL-4 và IL-5 dẫn tới sự sản sinh IgE. Kháng thể IgE từ tế bào plasma chui qua màng tương bào và được gắn lên bề mặt của dưỡng bào.

Giai đoạn 2 (giai đoạn hóa sinh bệnh):

IgE kết hợp với dị nguyên giải phóng ra nhiều chất trung gian như histamine, serotonin,…

Giai đoạn 3 (giai đoạn sinh lý bệnh):

Những chất trung gian gây tác động làm cho động mạch bị giãn ra, huyết áp hạ, phế quản bị co thắt gây ra những cơn đau ở vùng bụng, động mạch não bị co gây đau đầu, choáng váng có thể dẫn tới hôn mê.

Triệu chứng sốc phản vệ

Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ

Những triệu chứng phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút từ lúc người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra lâu hơn sau khi tiếp xúc.

Các dấu hiệu của sốc phản vệ:

Huyết áp thấp;

Mạch nhanh và yếu;

Người cảm thấy lo lắng, lú lẫn;

Nói lắp;

Mặt, miệng và cổ họng bị sưng lên;

Buồn nôn, nôn hay tiêu chảy;

Những phản ứng trên da như phát ban, ngứa, da đỏ bừng hay nhợt nhạt;

Khó thở do bị co thắt đường thở;

Chóng mặt, ngất xỉu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốc phản vệ

Người bị sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong do bị tắc nghẽn đường thở do viêm hay gây ra một cơn đau tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… sau vài giây tới vài phút mà xuất hiện triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sốc phản vệ

Khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ sẽ tạo ra những kháng thể để tự bảo vệ khỏi những chất lạ này. Hầu hết, cơ thể không phản ứng với những kháng thể được giải phóng. Tuy nhiên, khi bị sốc phản vệ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân.

Bất cứ chất nào gây ra dị ứng cũng được gọi là chất gây dị ứng. Ở một số người bị dị ứng, ngay cả khi tiếp xúc chất gây dị ứng với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.

Một số chất gây dị ứng bao gồm:

Thuốc: Kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau,…

Thực phẩm: Sữa, trứng, cá, lúa mì, đậu phộng,…

Vết đốt động vật: Ong, kiến lửa,…

Mủ cao su, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/symptoms-causes/syc-20351468
  2. https://www.healthline.com/health/allergies/peanut-allergy-and-delayed-anaphylaxis#symptoms
  3. Quyết định số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

Câu hỏi thường gặp về bệnh sốc phản vệ

Các triệu chứng sốc phản vệ bắt đầu xảy ra khi nào?

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường bắt đầu trong vòng 5 đến 30 phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như bị ong đốt hoặc ăn phải thực phẩm mà bạn dị ứng như đậu phộng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể bắt đầu muộn hơn, thậm chí sau một giờ. Phản ứng này có thể tiến triển nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng, vì vậy việc nhận diện và xử lý kịp thời là rất quan trọng.

Vì sao sốc phản vệ lại diễn ra nhanh chóng?

Sốc phản vệ có gây tử vong không?

Sốc phản vệ khác với phản ứng dị ứng như thế nào?

Nên xử lý sốc phản vệ như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)