Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơ địa dị ứng là gì? Những điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe

Ngày 15/09/2024
Kích thước chữ

Cơ địa dị ứng khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày với các triệu chứng như ngứa da, hắt hơi và khó thở. Sự nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, bụi, lông thú hay thức ăn làm người bệnh luôn phải thận trọng, gây cản trở hoạt động thường ngày.

Những người mắc cơ địa dị ứng dễ bị căng thẳng và lo lắng vì họ phải thay đổi thói quen và lối sống, từ việc chọn lựa thực phẩm đến việc cẩn trọng trong môi trường sống. Dù các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc và các biện pháp phòng tránh, nhưng những phiền toái mà dị ứng gây ra vẫn là nỗi lo thường trực đối với những người mắc phải. Vậy cơ địa dị ứng là gì?

Cơ địa dị ứng là gì?

Cơ địa dị ứng chỉ tình trạng mà hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài, gọi là dị nguyên (như phấn hoa, lông thú, bụi, thực phẩm, thuốc hoặc hóa chất). Những người có cơ địa dị ứng dễ mắc phải các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, chàm, mề đay, hoặc dị ứng thức ăn.

Cơ địa dị ứng là gì và nó có duy truyền không? 1
Cơ địa dị ứng là để chỉ hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài

Cơ địa dị ứng có di truyền không?

Cơ địa dị ứng có tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu một hoặc cả hai cha mẹ mắc các bệnh dị ứng (như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, hoặc dị ứng thức ăn), con cái có nguy cơ cao thừa hưởng cơ địa dị ứng từ họ.

Tuy nhiên, yếu tố di truyền không phải là duy nhất. Môi trường sống và các yếu tố bên ngoài (như tiếp xúc với dị nguyên, chất gây dị ứng trong không khí, thực phẩm hoặc hóa chất) cũng kích hoạt phản ứng dị ứng ở người có cơ địa dị ứng.

Vì vậy, mặc dù yếu tố di truyền là nguyên nhân chính dẫn đến cơ địa dị ứng, song môi trường và lối sống cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ biểu hiện của dị ứng.

Triệu chứng của cơ địa dị ứng

Triệu chứng của cơ địa dị ứng có thể khác nhau tùy vào loại dị nguyên mà cơ thể phản ứng và mức độ nhạy cảm của mỗi người.

Triệu chứng về da:

  • Phát ban, nổi mề đay: Da xuất hiện các nốt đỏ, sưng, gây ngứa.
  • Chàm (eczema): Da khô, bong tróc, đỏ, có thể nứt nẻ hoặc rỉ dịch.
  • Ngứa da: Cảm giác ngứa dữ dội ở các vùng da bị ảnh hưởng.
  • Sưng phù (phù mạch): Da hoặc môi, mí mắt bị sưng to.

Triệu chứng về đường hô hấp:

  • Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi: Thường gặp trong trường hợp viêm mũi dị ứng.
  • Ho, khò khè, khó thở: Có thể liên quan đến hen suyễn hoặc phản ứng dị ứng với các chất trong không khí.
  • Ngứa mũi và họng: Phản ứng dị ứng trong vùng hô hấp trên.
Cơ địa dị ứng là gì và nó có duy truyền không? 2
Ngứa mũi và họng là phản ứng dị ứng trong vùng hô hấp trên

Triệu chứng về mắt:

  • Ngứa mắt;
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt;
  • Sưng mí mắt;

Triệu chứng về tiêu hóa:

Sốc phản vệ (anaphylaxis):

Đây là một phản ứng dị ứng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng bao gồm:

  • Khó thở, co thắt đường thở;
  • Tụt huyết áp đột ngột;
  • Sưng lưỡi, họng;
  • Chóng mặt, ngất xỉu.

Cơ địa dị ứng có chữa được không? Cách chữa bệnh hiệu quả

Cơ địa dị ứng là tình trạng không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì yếu tố di truyền và cơ địa của từng người là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, các triệu chứng dị ứng có thể được kiểm soát và giảm thiểu đáng kể nếu biết cách điều trị và phòng tránh đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị và quản lý hiệu quả tình trạng cơ địa dị ứng:

Tránh tiếp xúc với dị nguyên:

  • Xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông thú, thực phẩm hoặc hóa chất.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh các vật dụng dễ bắt bụi.

Sử dụng thuốc điều trị:

  • Thuốc kháng histamine: Được sử dụng để giảm các triệu chứng như ngứa, phát ban, sổ mũi và chảy nước mắt.
  • Thuốc corticosteroid: Được dùng trong các trường hợp viêm nhiễm nặng, giúp giảm viêm và sưng tấy.
  • Thuốc giãn phế quản: Đối với người mắc hen suyễn, thuốc này giúp làm giãn đường thở, hỗ trợ hô hấp.
  • Kem bôi ngoài da: Đối với các phản ứng dị ứng trên da thì nên dùng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi có chứa corticosteroid để giảm triệu chứng.
Cơ địa dị ứng là gì và nó có duy truyền không? 3
Thuốc corticosteroid được dùng khi viêm nhiễm nặng, giúp giảm viêm và sưng tấy

Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy):

  • Đây là phương pháp giúp giảm độ nhạy cảm của hệ miễn dịch đối với dị nguyên. Người bệnh sẽ được tiêm hoặc sử dụng thuốc dưới dạng viên nén hoặc xịt mũi chứa một lượng nhỏ dị nguyên, từ đó giúp cơ thể thích nghi dần và giảm phản ứng dị ứng.
  • Liệu pháp này thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm và mang lại hiệu quả lâu dài cho nhiều người.

Quản lý lối sống và dinh dưỡng:

  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe miễn dịch.
  • Tránh căng thẳng: Stress có thể làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng dị ứng.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên: Đối với những người bị dị ứng da hoặc chàm, việc giữ ẩm da là quan trọng để tránh tình trạng da khô, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Theo dõi y tế định kỳ: 

Khám và theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và phát hiện sớm các dấu hiệu xấu.

cơ địa dị ứng không có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tuân thủ các biện pháp điều trị và phòng ngừa có thể giúp người bệnh sống một cuộc sống bình thường và ít chịu tác động từ cơ địa dị ứng. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Long Châu đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin