Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.
Bệnh thận do HIV (HIV-associated nephropathy: HIVAN) là bệnh thận liên quan đến nhiễm HIV, lần đầu tiên được mô tả vào năm 1984 như một biến chứng của AIDS, mặc dù HVIAN cũng có thể xảy ra ở những người nhiễm HIV giai đoạn sớm hơn. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được chẩn đoán kịp thời để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn chức năng thận.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus tiến hóa nhanh chóng, có liên quan đến bệnh thận kể từ những ngày đầu của đại dịch HIV. Những người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc nhiều rối loạn về thận, bao gồm:
Bệnh thận do HIV (HIVAN) là bệnh thận liên quan đến nhiễm HIV, lần đầu tiên mô tả vào những năm 1984 như một biến chứng của AIDS, mặc dù HIVAN cũng có thể xảy ra ở những người nhiễm HIV giai đoạn sớm hơn. Về mặt kinh điển, HVIAN có liên quan đến tình trạng xơ hóa cầu thận khu trú từng vùng (FSGS).
Ngày nay, bệnh thận do HIV đã trở nên ít phổ biến hơn khi sử dụng rộng rãi liệu pháp kháng virus (ARV), tuy nhiên tỷ lệ các bệnh thận khác cũng tăng lên. Ví dụ như các rối loạn liên quan đến độc tính trên thận của liệu pháp điều trị HIV, sự gia tăng của các bệnh đi kèm không nhiễm trùng như đái tháo đường, tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh thận ở người bệnh HIV.
Bệnh thận vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh nhiễm HIV, với tỷ lệ tử vong gấp 6 lần đối với tổn thương thận cấp (AKI) và bệnh thận mạn (CKD).
Ở những người bệnh mắc bệnh thận do HIV cổ điển, các đặc điểm thường xuất hiện bao gồm:
Các biểu hiện khác như tiểu máu, tăng huyết áp và phù cũng có thể xuất hiện với tần suất thấp hơn. Ở các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ gặp phải các triệu chứng là:
Biến chứng chính của bệnh thận do HIV (HIVAN) là tiến triển thành bệnh thận mạn (CKD) sau đó là bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) cần điều trị thay thế thận. Các biến chứng khác ít gặp hơn gồm tăng huyết áp và phù chân.
Bệnh thận do HIV (HIVAN) là một bệnh nguy hiểm, sẽ dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được điều trị. Do đó, bạn nên tuân thủ việc điều trị thuốc kháng virus và đến gặp bác sĩ tái khám thường xuyên để kiểm soát, xét nghiệm đánh giá tình trạng điều trị HIV.
Bên cạnh đó, theo dõi sát các triệu chứng của bạn và đến gặp bác sĩ nếu có tiểu đạm, tiểu máu, tiểu ít, phù, tăng huyết áp.
Có nhiều loại bệnh lý thận khác nhau ở người bệnh HIV, chẳng hạn như các tổn thương trực tiếp do biểu hiện gen HIV tại thận. Hay các tổn thương thứ phát do bệnh đi kèm, nhiễm độc thận do thuốc, rối loạn điều hòa miễn dịch và các bệnh lý khác.
Bệnh thận do HIV (HIVAN) chủ yếu là bệnh lý tại cầu thận, được phân thành hai loại chính gồm bệnh lý tế bào chân giả (podocyte) và bệnh qua trung gian phức hợp miễn dịch. Cơ chế bệnh sinh của HIVAN được đưa ra giả thuyết liên quan đến một số yếu tố như:
Cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do HIV có thể là do virus HIV lây nhiễm vào các tế bào biểu mô thận và gen HIV được biểu hiện trong các tế bào thận bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chính là lượng protein niệu từ trung bình đến nhiều và chức năng thận suy giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn. Quá trình bệnh thận liên quan đến HIV tiến triển rất nhanh và mức lọc cầu thận (GFR) sẽ giảm nhanh chóng, thường tiến triển nhanh đến suy thận giai đoạn cuối trong vòng 8 đến 16 tuần.
Các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh thận do HIV bao gồm:
Bệnh thận do HIV có thể được điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao, thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin và glucocorticoid.
Hỏi đáp (0 bình luận)