Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩĐỗ Tuấn Tài
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Tứ chứng Fallot là một dị tật bẩm sinh xảy ra ngay từ khi sinh ra, bao gồm bốn khuyết tật chính của tim và mạch máu dẫn đến lượng oxy trong máu thấp. Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh tím phổ biến nhất ở trẻ em sống sót qua giai đoạn sơ sinh mà không điều trị, chiếm khoảng 7% đến 10% khuyết tật bẩm sinh.
Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot), trong lịch sử được gọi là tứ chứng Steno-Fallot, lần đầu tiên được mô tả bởi bác sĩ người Đan Mạch Dane Niels Stensen. Việc phát hiện ra đặc trưng của tứ chứng Fallot được đăng trong một bài báo ngắn vào năm 1671. Hàng loạt ca bệnh được báo cáo vào các năm sau đó, với đặc điểm trẻ mắc tứ chứng và tình trạng xanh tím.
Tứ chứng Fallot được hình thành từ bốn khuyết tật của tim và mạch máu, bao gồm:
Tứ chứng Fallot làm giảm lượng oxy trong máu đi nuôi cơ thể, trẻ mắc tứ chứng Fallot có màu da hơi xanh tím, vì máu đi nuôi cơ thể không đủ oxy. Đây là bệnh tim bẩm sinh tím phổ biến nhất ở trẻ em sống sót sau giai đoạn sơ sinh mà không điều trị, tuy nhiên bệnh lý này cần được can thiệp ở những năm đầu đời.
Biểu hiện lâm sàng ở trẻ khác nhau tùy thuộc vào sự tắc nghẽn đường ra thất phải, biểu hiện phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh với mức độ xanh tím nhất định. Ở một số trẻ, chứng xanh tím xuất hiện sau vài tháng tuổi, khi sự tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.
Các giai đoạn của tình trạng xanh tím ở trẻ thường xảy ra trong 2 - 3 năm đầu đời, với các đặc điểm sau: Trẻ đột nhiên trở nên tím tái, khó thở và trở nên cực kỳ cáu kỉnh hoặc thậm chí ngất xỉu. Khoảng 20 đến 70% trẻ mắc tứ chứng Fallot gặp phải triệu chứng này. Các triệu chứng thường xảy ra khi trẻ bú, khóc, căng thẳng hoặc thức dậy vào buổi sáng. Triệu chứng có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.
Các triệu chứng khác của trẻ mắc tứ chứng Fallot có thể bao gồm:
Trẻ mắc tứ chứng Fallot có thể có nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau, bao gồm:
Các biến chứng sau điều trị có thể bao gồm:
Bạn nên gặp bác sĩ đầy đủ trong các cuộc hẹn khám thai, vì tứ chứng Fallot có thể được chẩn đoán ngay trong thai kỳ. Khi trẻ đã được sinh ra, hãy đưa trẻ đến khám nếu gặp các triệu chứng mới không thể giải thích được hoặc khi trẻ bị xanh tím.
Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc tứ chứng Fallot và gặp phải tình trạng xanh tím, hãy đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm ngửa ngay lập tức, co đầu gối trẻ lên ngực. Trấn an trẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
Nguyên nhân dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở tim như tứ chứng Fallot ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết rõ. Tứ chứng Fallot xảy ra được cho là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, liên quan đến các bất thường di truyền, bệnh lý của người mẹ, hay yếu tố môi trường, thực phẩm hoặc các loại thuốc mà người mẹ sử dụng.
Tứ chứng Fallot rất hiếm. Một trong số khoảng 2.500 trẻ sơ sinh được sinh ra ở Hoa Kỳ mỗi năm mắc phải tứ chứng Fallot. Tuy nhiên, đây là một trong những rối loạn tim bẩm sinh (từ khi sinh ra) phổ biến nhất.
Cho đến khi bé được phẫu thuật tứ chứng Fallot, bạn có thể giúp bé kiểm soát triệu chứng bệnh, đặc biệt là vượt qua cơn khó thở do thiếu oxy. Khi bé gặp khó khăn trong việc hít thở, hãy đặt bé vào tư thế ngồi xổm (đẩy đầu gối vào ngực). Bác sĩ có thể giúp cung cấp thêm oxy và thuốc chẹn beta để cải thiện lưu lượng máu. Những việc khác bạn có thể làm để giúp con mình bao gồm đảm bảo rằng bé uống đủ nước, không tập thể dục quá sức, dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
Thông thường, sau khi phẫu thuật tứ chứng Fallot hoàn chỉnh, có thể gặp phải tình trạng van động mạch phổi bị rò rỉ. Nếu điều này xảy ra, con bạn có thể cần hạn chế hoạt động thể chất. Đôi khi, bác sĩ sẽ đề nghị thay van động mạch phổi. Nếu van động mạch phổi của con bạn ổn, trẻ có thể thực hiện các hoạt động bình thường. Con bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn về nhịp tim bất thường sau phẫu thuật.
Nếu không phẫu thuật, 30% số người mắc tứ chứng Fallot sống đến 10 tuổi và 5% sống đến 40 tuổi. Đối với những người phẫu thuật, tỷ lệ sống sau 30 năm dao động từ 68,5% đến 90,5%.
Việc phẫu thuật sửa chữa khiếm khuyết tứ chứng Fallot ở người lớn có tỷ lệ thành công rất cao nếu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trong một nghiên cứu dài hạn, tỷ lệ sống sau 36 năm đối với người lớn đã phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot là 86%.
Hỏi đáp (0 bình luận)