Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bệnh Shunt trái - phải là gì? Yếu tố nguy cơ, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 22/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có khoảng 8 hoặc 9 trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong số đó, có khoảng 75% trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh không tím (Shunt trái - phải). Bệnh có thể được chữa khỏi nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và được điều trị đúng phương pháp. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh Shunt trái - phải là gì trong bài viết dưới đây.

Bệnh Shunt trái - phải là gì? Đây là bệnh tim bẩm sinh không tím là một nhóm dị tật tim ảnh hưởng đến cách thức lưu thông máu trong cơ thể. Khác với bệnh tim bẩm sinh tím, máu trong bệnh này vẫn có đủ oxy, nhưng nó di chuyển qua tim và cơ thể theo cách bất thường Bệnh tim bẩm sinh không tím là một căn bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 75% các trường hợp tim bẩm sinh. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp về bệnh tim bẩm sinh không tím.

Bệnh Shunt trái - phải là gì?

Bệnh Shunt trái - phải là gì? Đây là tên gọi khác của bệnh tim bẩm sinh không tím. Bệnh này là những dị tật bẩm sinh tim nhưng không gây triệu chứng tím, bao gồm phổi bẩm sinh, thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp eo động mạch chủ, ống động mạch.

Bệnh Shunt trái - phải là gì? Yếu tố nguy cơ gây bệnh 1
Bệnh Shunt trái - phải là gì? Đây là bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp ở trẻ sơ sinh

Bệnh Shunt trái - phải bao gồm:

  • Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ bị thu hẹp, cản trở dòng máu lưu thông từ tim ra cơ thể. Vị trí hẹp phổ biến nhất của hẹp động mạch chủ là eo động mạch chủ, nằm ngay sau chỗ tách ra của động mạch dưới đòn trái. Vị trí này còn được gọi là vùng tương ứng với dây chằng chủ - phổi.
  • Hẹp động mạch phổi: Hẹp động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi bị thu hẹp, cản trở dòng máu lưu thông từ tâm thất phải sang động mạch phổi, dẫn đến thiếu máu cho phổi. Hoặc tình trạng tổn thương cùng phễu do phì đại cơ vùng trên tâm thất hay hẹp phối hợp cả van hoặc phễu trong khi đó vách liên thất vẫn bình thường. Hẹp động mạch phổi có thể là một phần của tứ chứng Fallot, một dị tật tim bẩm sinh phức tạp bao gồm nhiều bất thường về cấu trúc tim hoặc xảy ra đơn độc.
  • Thông liên thất: Đây là bệnh tim bẩm sinh phổ biến thứ 2. Đây là tình trạng có đường thông giữa hai tâm thất thông qua vách liên thất.
  • Thông liên nhĩ: Đây là một bệnh tim bẩm sinh hay gặp trong những bệnh tim bẩm sinh. Đây là một tình trạng có đường thông giữa hai vách tâm nhĩ thông qua vách liên nhĩ.
  • Ống động mạch (PDA) là một dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi ống động mạch, một mạch máu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai, không đóng lại sau khi sinh. Bình thường, ống động mạch sẽ đóng lại hoàn toàn trong vòng 2 tháng sau sinh, nhưng ở trẻ em bị PDA, nó vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động, dẫn đến lưu thông máu bất thường trong tim.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh Shunt trái - phải

Mặc dù các chuyên gia y tế vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tim bẩm sinh không tím, tuy nhiên, họ đã chỉ ra một số yếu tố tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này ở trẻ, bao gồm:

  • Trẻ có bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền.
  • Mẹ bầu thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc.
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh lý như bệnh phenylketon niệu, sởi, cúm, đái tháo đường,...
  • Mẹ bầu phải sống hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại.
Bệnh Shunt trái - phải là gì? Yếu tố nguy cơ gây bệnh 2
Mẹ bầu hút thuốc có thể là làm tăng nguy cơ gây ra bệnh tim bẩm sinh không tím

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh không tím là gì?

Triệu chứng bệnh Shunt trái - phải là gì? Nhiều trường hợp tim bẩm sinh không tím có thể diễn ra âm thầm, không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng suy tim xuất hiện, trẻ sẽ gặp phải những vấn đề dinh dưỡng do không đủ sức bú, dẫn đến chậm tăng cân và khóc ít hơn bình thường.

Trong những trường hợp nặng hơn, trẻ thường xuyên gặp khó thở và thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn sơ sinh, các triệu chứng có thể dần bộc lộ khi trẻ lớn lên, bao gồm chậm phát triển về thể chất, khó thở khi gắng sức và thậm chí là khó thở cả khi nghỉ ngơi.

Vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm các trường hợp tim bẩm sinh không tím là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh không tím

Cách thức điều trị bệnh tim bẩm sinh không tím phụ thuộc hoàn toàn vào loại dị tật tim bẩm sinh cụ thể mà trẻ mắc phải. Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật ngay trong những tháng đầu sau sinh, bao gồm phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc sửa tạm thời dị tật.

Đối với trẻ em bị tim bẩm sinh không tím, việc theo dõi định kỳ với bác sĩ tim mạch nhi là vô cùng quan trọng. Điều này giúp theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đánh giá hiệu quả điều trị và đưa ra những quyết định điều trị phù hợp tại các thời điểm thích hợp.

Bệnh Shunt trái - phải là gì? Yếu tố nguy cơ gây bệnh 3
Điều trị bệnh tim bẩm sinh không tím phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "bệnh Shunt trái - phải là gì?". Tim bẩm sinh không tím là một căn bệnh phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, cùng sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và đội ngũ y tế, nhiều trẻ em mắc bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin