Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tim bẩm sinh là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Bằng cách áp dụng cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng phát triển của trẻ, nâng cao hiệu quả điều trị, từ đó giảm thiểu tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng sống cho trẻ nhỏ.
Việc áp dụng các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh yêu cầu sự chú ý, cẩn trọng và nỗ lực không ngừng của cha mẹ. Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc toàn diện từ sức khỏe răng miệng, phòng ngừa nhiễm trùng cho đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và sống vui vẻ.
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của cơ tim, van tim và buồng tim xảy ra ngay từ giai đoạn còn trong bào thai, vẫn tồn tại sau khi trẻ sinh ra. Những khiếm khuyết này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cùng chức năng của tim, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong việc cung cấp máu kèm oxy cho cơ thể. Bệnh tim bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số những trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Theo các nghiên cứu, bệnh lý tim mạch bẩm sinh là loại dị tật phổ biến nhất, với tỷ lệ trẻ mắc bệnh ở các nước phát triển khoảng 0,8 đến 1% trong tổng số trẻ sinh ra còn sống. Điều này có nghĩa là trong mỗi 1000 trẻ sinh ra, có từ 8 đến 10 trẻ có nguy cơ mắc các bệnh tim bẩm sinh. Các dị tật này có thể biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau, từ những khiếm khuyết nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cho đến những bất thường nghiêm trọng cần can thiệp y tế kịp thời.
Một trong những bước tiến quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh tim bẩm sinh là sự phát triển của kỹ thuật siêu âm. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tiên tiến, bác sĩ có thể thực hiện tầm soát dị tật tim bẩm sinh ở trẻ ngay từ tuần thứ 18 của thai kỳ.
Điều này giúp các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến tim của thai nhi, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh.
Đồng thời, việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Sau khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng cụ thể của từng trường hợp để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, bao gồm theo dõi thường xuyên, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
Nhận biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nhằm bảo đảm sức khỏe cùng sự phát triển của trẻ. Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, vì vậy cha mẹ cần chú ý đến một số khía cạnh như răng miệng, phòng ngừa nhiễm trùng, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tổng quát của trẻ.
Một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh đó là phòng ngừa bệnh lý nhiễm khuẩn. Trong trường hợp trẻ cần nhổ răng hoặc chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ về việc sử dụng kháng sinh dự phòng nhằm ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ được tiêm chủng đủ các loại vắc-xin theo lịch tiêm chủng mở rộng để ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp.
Ngoài ra, cha mẹ nên thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi hắt hơi. Việc giữ trẻ tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá và người bệnh cũng rất cần thiết. Khi ra ngoài, cha mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ, đồng thời giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh.
Khám răng miệng là điều cần thiết đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Khi răng sữa đầu tiên mọc, cha mẹ nên sử dụng bàn chải có đầu nhỏ tròn với lông mềm để đánh răng cho bé. Đến 1 tuổi, cha mẹ nên cai bú mẹ hoặc bú bình để trẻ có thể tự lập hơn trong việc chăm sóc răng miệng.
Đối với trẻ trên 12 tháng, việc chải răng cần được thực hiện sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm. Đến 18 tháng, trẻ nên được chải răng bằng nước sạch một lần sau bữa ăn và lần cuối vào buổi tối.
Đồng thời, nên kiểm tra định kỳ nha sĩ trẻ em mỗi 6 tháng để theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ. Khi trẻ khoảng 4 - 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ tự đánh răng nhưng cần hỗ trợ cho đến khi trẻ có kỹ năng làm sạch răng tốt hơn ở độ tuổi khoảng 8 - 9 tuổi.
Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thường gặp khó khăn trong việc tăng cân gây suy dinh dưỡng. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh với chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ năng lượng. Cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu năng lượng, bổ sung đa dạng các vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ.
Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn cũng là cách hiệu quả giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định đặt sonde dạ dày để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng.
Bệnh tim bẩm sinh là một trong những dị tật phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cùng sự phát triển của trẻ. Kết hợp với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh đó là phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh. Để làm điều này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân giúp đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, bao gồm sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật và phẫu thuật tim.
Trong hầu hết các trường hợp trẻ không có triệu chứng, việc sử dụng thuốc có thể không cần thiết mà cha mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh phù hợp. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Đối với những trẻ có triệu chứng như suy tim hoặc loạn nhịp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trong thời gian ngắn hoặc lâu dài, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị, giảm thiểu các rủi ro cho trẻ.
Đối với những trường hợp bệnh tim bẩm sinh không thể điều trị nội khoa, phẫu thuật tim sẽ là lựa chọn cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp, nhằm đóng các lỗ thông, mở rộng phần hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ hay sửa các tật như thông liên nhĩ, thông liên thất và các vấn đề về van tim.
Các phẫu thuật cụ thể có thể bao gồm phẫu thuật mBTT shunt, phẫu thuật Fontan, Kawashima, phẫu thuật Senning – Rastelli, sửa kênh nhĩ thất, sửa hoặc thay van tim, phẫu thuật Ozaki, nối tuần hoàn bàng hệ…
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh. Chăm sóc trẻ yêu cầu một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp kết hợp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc lựa chọn biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...