Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư Amidan khẩu cái

Ung thư Amidan khẩu cái là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Ung thư amidan khẩu cái là một trong những bệnh ung thư vùng tai mũi họng thường gặp. Nam giới trong độ tuổi từ 30 – 40 hút thuốc và uống bia rượu nhiều có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ung thư amidan khẩu cái tiến triển nhanh, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, do đó cần có phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư amidan khẩu cái

Ung thư Amidan khẩu cái là gì?

Amidan khẩu cái là một khối mô màu hồng, nằm ở hai bên của họng, thuộc vào cấu trúc của vòng bạch huyết Waldayer. Mỗi người có kích thước amidan khác nhau.

Dựa vào cấu trúc của amidan, ung thư amidan khẩu cái được chia thành hai loại:

Ung thư biểu mô amidan (carcinoma): Chiếm 90% các trường hợp mắc ung thư amidan khẩu cái ở Việt Nam, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi và chia thành các phân nhóm như sau:

  • Ung thư biểu mô amidan: Thường gặp thể hỗn hợp loét thâm nhiễm hơn thể tăng sinh, loét, thâm nhiễm.
  • Ung thư lympho biểu mô: Là dạng ung thư hoá các tổ chức biểu mô và lympho của amidan cùng một lúc. Loại ung thư này rất ít phát triển ở amidan khẩu cái, thường xảy ra ở amidan vòm.
  • Di căn hạch: Bệnh tích nguyên phát ở amidan không biểu hiện rõ, thường chỉ phát hiện hạch di căn ở cổ. Một số trường hợp sau 1 – 2 năm mới phát hiện tổn thương ở amidan.

Ung thư mô liên kết amidan (sarcoma): Chỉ chiếm 10% và thường gặp ở người trẻ tuổi. Loại ung thư này tiến triển nhanh hơn so với ung thư biểu mô amidan và thường di căn tới các cơ quan xa như gan, phổi…

Các giai đoạn ung thư amidan khẩu cái:

Giai đoạn I: Các tế bào thường biến đổi thành tế bào tiền ung thư, làm tăng nguy cơ trở thành ung thư, tuy nhiên vẫn chưa lan rộng.

Giai đoạn II: Xuất hiện các tế bào ung thư trong amidan nhưng chúng chưa lan rộng, khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm.

Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan đến các mô lân cận, đường kính lớn hơn 2cm hoặc dài hơn 4cm. Đôi khi lan đến biểu mô hoặc hạch bạch huyết gần đó.

Giai đoạn VI: Tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan xa hơn như xương hàm hoặc miệng. Nếu không điều trị kịp thời, ung thư sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan…

Triệu chứng ung thư amidan khẩu cái

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư amidan khẩu cái

Giai đoạn đầu: Đây lại là thời điểm vàng để chữa bệnh. Lúc này, các khối u đã bắt đầu hình thành, tuy còn nhỏ nhưng đã bắt đầu gây ảnh hưởng, tuy nhiên triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhận biết dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.

  • Khó nuốt: Triệu chứng điển hình khi mắc ung thư amidan khẩu cái. Amidan bị sưng tấy, có cảm giác đau khi va chạm với thức ăn và cổ họng luôn cảm thấy vướng víu.

  • Khó phát âm: Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó phát âm hơn, có thể nhầm lẫn là triệu chứng của viêm họng nên thường bỏ qua.

  • Đau: Bệnh nhân bị đau khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc ngay cả nuốt nước bọt Cảm giác đau ngày càng tăng lên, sau đó có thể lan đến mang tai và đỉnh đầu.

  • Chảy máu: Bệnh nhân có thể khạc nhẹ hoặc ho ra máu.

Giai đoạn cuối: Các tế bào ung thư đã di căn sang bộ phận khác và người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau rõ hơn. Triệu chứng rõ ràng nhất là cứng hàm, đau ở tai và sâu hốc mắt. Ngoài ra, cũng có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau toàn thân: Do tế bào ung thư đã di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, cơn đau thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và lan rộng ở thái dương, vòm họng, tai, xương, đau nhức toàn thân…

  • Cứng hàm: Khối u đã phát triển to hơn và lan nhanh đến khớp hàm thái dẫn đến chèn ép cơ cắn và gây khít hàm khiến người bệnh khó mở miệng, không thể ăn uống hoặc nói chuyện bình thường.

  • Cụt lưỡi gà: Một số trường hợp, tế bào ung thư sẽ ăn đứt lưỡi gà và tạo thành lỗ hổng trong miệng làm thức ăn không thể xuống dạ dày để tiêu hoá mà trào ngược lên vùng mũi, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó trong việc ăn uống.

  • Ho ra máu: Tế bào ung thư gây ra viêm nhiễm, lở loét nặng khiến bệnh nhân thường xuyên ho và khạc đờm ra máu. Vùng tai, mũi, họng cũng có thể chảy máu kèm theo choáng váng, suy giảm chức năng.

Ở giai đoạn cuối, bệnh tiến triển nhanh và khả năng cứu chữa là cực kỳ thấp. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư amidan khẩu cái, cần thăm khám và điều trị ngay.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ung thư amidan khẩu cái

Nguyên nhân dẫn đến ung thư Amidan khẩu cái

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dễ gây bệnh ung thư ở vùng miệng, cổ và phổi.

  • Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư amidan.

  • Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus) type 16 và 18.

  • Tiếp xúc thường xuyên với các tia bức xạ hoặc hóa chất độc hại.

  • Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng miệng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh, trong đó có ung thư amidan.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư amidan khẩu cái

Nuốt khó có phải do bị ung thư amidan khẩu cái không?

Nuốt khó có thể là một triệu chứng của ung thư amidan khẩu cái, tuy nhiên, nuốt khó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan hoặc rối loạn cơ vùng hầu họng. Nếu gặp triệu chứng này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.

Viêm amidan mạn tính có dẫn đến ung thư amidan khẩu cái không?

Ung thư amidan khẩu cái thường gặp ở đối tượng nào?

Ung thư amidan khẩu cái có cần phẫu thuật không?

Ung thư amidan khẩu cái có di truyền không?

Hỏi đáp (0 bình luận)