Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì? Những vấn đề cần biết về viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là một biến chứng của bệnh lý viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ. Màng nhĩ bị thủng có thể ảnh hưởng đến thính giác và cảm giác thăng bằng. Màng nhĩ bị thủng thông thường tự lành mà không cần điều trị. Đôi khi bạn có thể cần phẫu thuật để sửa chữa màng nhĩ bị tổn thương. Bài viết này cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh lý Viêm tai giữa thủng màng nhĩ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì?

Màng nhĩ là một bộ phận trong hệ thống thính giác, ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa ở người. Tai ngoài thu thập âm thanh làm cho màng nhĩ rung lên. Những rung động đó tạo ra tín hiệu qua chuỗi xương con truyền đến dây thần kinh thính giác. Não nhận tính hiệu này và chuyển những tín hiệu đó thành âm thanh. Khi màng nhĩ bị thủng quá trình dẫ truyền âm thanh không còn hiệu quả. Ngoài ta màng nhĩ cũng có vai trò bảo vệ tai giữa khỏi các dị vật như nước, vi khuẩn,... Màng nhĩ bị thủng tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập vào tai.

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là giai đoạn biến chứng của bệnh lý viêm tai giữa khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tai giữa thường dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Áp lực từ những chất lỏng này lên màng nhĩ có thể khiến màng nhĩ bị vỡ. Thủng màng nhĩ gây ra mất cân bằng áp suất trong tai và có sự tiếp xúc trực tiếp giữa tai giữa và môi trường bên ngoài gây ra đau tai, mất thính lực và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài biến chứng thủng màng nhĩ, bệnh viêm tai giữa cũng có các biến chứng khác như liệt mặt, viêm tai xương chũm, viêm màng não, áp xe não,... Các biến chứng này có thể gây mất thính lực vĩnh viễn thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng và đầy đủ.

Triệu chứng

Những triệu chứng của viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Bạn khó có thể không nhận ra màng nhĩ bị thủng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như giảm thính giác, có máu hoặc mủ chảy ra từ tai.

Khi bị viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ sẽ xuất hiện triệu chứng chảy mủ tai, nghe kém,… khi soi tai sẽ thấy màng nhĩ bị thủng, hòm nhĩ ứ dịch, sưng đỏ ống tai,… Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ cũng là một dấu hiệu màng nhĩ đã thủng. Khi đó các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn, đỡ sốt, trẻ đỡ quấy khóc,… Thăm khám ống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới, mủ lúc đầu loãng, nhầy, sau đặc dần,… Các dấu hiệu viêm tai giữa thủng màng nhĩ phổ biến bao gồm:

  • Chảy mủ tai, tai có mùi hôi;
  • Ù tai;
  • Nghe kém dẫn truyền;
  • Niêm mạc tai phù nề, sưng đỏ;
  • Đau sâu trong tai;
  • Khả năng giữ thăng bằng kém;
  • Quấy khóc;
  • Kéo tai;
  • Giảm tiếp nhận âm thanh từ một bên.
Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì? Những vấn đề cần biết về viêm tai giữa thủng màng nhĩ 1
Đau sâu trong tai kèm chảy dịch từ tai ra là dấu hiệu gợi ý thủng màng nhĩ

Tác động của viêm tai giữa thủng màng nhĩ đối với sức khỏe

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa hay thủng màng màng nhĩ do bất kỳ nguyên nhân nào khác cũng gây giảm thính lực có người mắc phải. Ở người bệnh viêm tai giữa còn khó chịu bởi các triệu chứng của phản ứng viêm tại tai giữa nữa. Các triệu chứng này thường tái đi tái lại và tồn tại trong thời gian dài khiến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh suy giảm trầm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất và ảnh hưởng khả năng học tập ở trẻ em khi mắc bệnh này,...

Biến chứng có thể gặp viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ không được điều trị lâu dài có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Suy giảm thính lực: Thủng màng nhĩ gây giảm thính lực khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Viêm tai giữa do vi khuẩn: Thủng màng nhĩ tạo ra một lối vào dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa gây ra viêm tai giữa do nhiễm trùng và có thể gây điếc vĩnh viễn.
  • Cholesteatoma: Đây là một u nang bao gồm các tế bào da từ ống tai và các thành phần khác tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng điếc tai, giảm thính lực không hồi phục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm tai giữa mạn tính rất dễ biến chứng thành viêm tai giữa thủng màng nhĩ nên khi mắc bệnh viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần bạn cần khám bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị tích cực hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Nhiễm trùng tai giữa là nguyên nhân phổ biến nhất khiến màng nhĩ bị thủng. Khi viêm tai giữa không được điều trị triệt để có thể gây thủng màng nhĩ. Viêm tai giữa thường do các nguyên nhân sau:

  • Bệnh lý viêm tai mũi họng khác như: Viêm amidan, viêm mũi họng cấp,… gây viêm tai giữa do giữa do giữa chúng được nối với nhau thông qua vòi nhĩ.
  • Sự bít tắc vòi nhĩ: Do u, thay đổi áp lực đột ngột khi đi máy bay, lặn sâu,… gây cản trở khả năng thoát dịch từ tai giữa ra ngoài gây viêm nhiễm trong tai giữa.
  • Dị ứng: Viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết,… gây phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch ở tai và làm tắc vòi nhĩ.
  • Dị vật: Dị vật hoặc nước chui vào tai mà không được lấy ra hoặc làm sạch.

Các vi khuẩn thường gây bệnh lý viêm tai giữa là tụ cầu (Streptococcus pneumoniae) 30%, virut cúm (Haemophilus influenzae) 23%, Moraxella catarrhalis 14%,…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm tai giữa thủng màng nhĩ?

Những đối tượng dễ bị viêm tai giữa mạn tính là những trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng. Bệnh đặc biệt phổ biến hơn ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi do cấu trúc vòi nhĩ của trẻ ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn gây khó khăn trong việc thoát dịch ra khỏi tai giữa. Ngoài ra do trẻ chưa có khả năng diễn tả sự khó chịu nên việc nhận ra và điều trị có thể bị chậm trễ hơn so với người lớn.

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì? Những vấn đề cần biết về viêm tai giữa thủng màng nhĩ 2
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thủng màng nhĩ do viêm tai giữa bao gồm:

  • Người lớn suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Viêm tai giữa cấp tái đi tái lại.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên.
  • Dị tật bẩm sinh vùng mũi họng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Để chẩn đoán thủng màng nhĩ do viêm tai giữa các bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng cũng như các yếu tố nguy cơ đã kể trên.

Các phương pháp giúp chẩn đoán thủng màng nhĩ và đánh giá mức độ nặng cũng như các biến chứng khác kèm theo bao gồm:

  • Nội soi tai: Giúp nhìn rõ các cấu trúc trong tai, đánh giá tình trạng viêm, tình trạng thủng màng nhĩ,...
  • Cấy dịch tai: Giúp định danh vi khuẩn gây bệnh để có chiến lực điều trị kháng sinh phù hợp.
  • CT scan sọ: Đánh giá mức độ ảnh hưởng, các vị trí sâu trong tai,...
  • Đo thính lực: Giúp đánh giá khả năng nghe.
Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì? Những vấn đề cần biết về viêm tai giữa thủng màng nhĩ 3
Soi tai giúp nhìn thấy rõ màng nhĩ bị tổn thương và các cấu trúc khác trong tai

Phương pháp điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh uống hoặc nhỏ tai đồng thời vệ sinh tai đúng cách để khống chế tình trạng viêm. Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật vá nhĩ giúp ngăn cản sự xâm nhập vi trùng vào hòm nhĩ và phục hồi khả năng nghe.

Điều trị thuốc

Dùng kháng sinh: Được lựa chọn tùy theo tác nhân gây bệnh được xác định bởi kinh nghiệm lâm sàng hay cấy dịch ở tai.

Thuốc chống viêm uống hoặc tiêm: Giúp điều trị các triệu chứng do viêm như sưng, đỏ trong tai,...

Nước muối: Sử dụng nước muối giúp rửa sạch tai hằng ngày giúp loại bỏ dịch viêm ra khỏi tai, thúc đẩy quá trình tự lành ở tai.

Phẫu thuật

Khi viêm tai giữa có thủng màng nhĩ thì các phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật nhầm khôi phục và cải thiện tình trạng thủng nhĩ do viêm tai giữa, đồng thời hỗ trợ phục hồi thính giác cho người bệnh. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

Phẫu thuật vá màng nhĩ: Phẫu thuật được thực hiện qua nội soi hoặc mở xương chũm sau tai nhằm vá màng nhĩ đã thủng. Để tạo hình màng nhĩ các bác sĩ có thẻ lấy da, sụn,…từ một vùng khác trên cơ thể để vá vết rách trên màng nhĩ.

Phẫu thuật cắt xương chũm: Phẫu thuật được thực hiện nhằm điều trị viêm xương chũm kèm theo hoặc cắt bỏ khối cholesteatoma.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Điều trị viêm tai giữa tích cực trước khi xuất hiện các biến chứng và khi có thủng màng nhĩ, giữ màng nhĩ khô ráo bằng cách sử dụng nút tai không thấm nước khi tắm hoặc khi bơi, vệ sinh tai đúng cách,... giúp hạn chế diễn tiến xấu của bệnh viêm tai giữa thủng màng nhĩ.

Phương pháp phòng ngừa viêm tai giữa thủng màng nhĩ hiệu quả

Điều trị viêm tai giữa hiệu quả là cách phòng ngừa thủng màng nhĩ do viêm tai giữa gây ra. Để điều trị viêm tai giữa hiệu quả bệnh cạnh sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ bạn có thể thực hiện các biện pháp sau giúp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa:

  • Vệ sinh tai đúng cách: Chỉ vệ sinh ngoài tai, không dùng tăm bông ngoáy sâu trong tai.
  • Điều trị các bệnh lý tai mũi họng khác: Điều trị các bệnh lý tai mũi họng khác giúp hạn chế khả năng viêm tai giữa nên hạn chế biến chứng thủng màng nhĩ.
  • Xây dựng môi trường sống trong lành không khói bụi: Tránh ra các chất kích thích giúp hạn chế bệnh lý mũi họng nên hạn chế viêm tai giữa.
Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì? Những vấn đề cần biết về viêm tai giữa thủng màng nhĩ 4
Vệ sinh tai đúng cách giúp ngăn ngừa thủng màng nhĩ do viêm tai giữa
Nguồn tham khảo
  1. Tympanic Membrane Perforations: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557887/
  2. Middle ear infection (otitis media): https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/middle-ear-infection-otitis-media/
  3. Perforated Eardrum: https://patient.info/ears-nose-throat-mouth/hearing-problems/perforated-eardrum
  4. Acute Otitis Media: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470332/
  5. Middle Ear, Tympanic Membrane, Perforations: https://emedicine.medscape.com/article/858684-overview?form=fpf

Các bệnh liên quan

  1. Ung thư tai

  2. Suy giảm thị lực

  3. Quai bị

  4. Viêm tai xương chũm

  5. Rối loạn lo âu

  6. Moyamoya

  7. Rối loạn ý thức

  8. Liệt dây thần kinh số 6

  9. Thiên đầu thống

  10. Đau đầu Arnold