Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Alosetron (Alosetron hydrochloride)
Loại thuốc
Đối kháng thụ thể serotonin 5-HT3.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 0,5 mg; 1mg.
Xử trí tiêu chảy nặng ở phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích mạn tính (triệu chứng kéo dài ≥ 6 tháng) khi đã loại trừ các bất thường về giải phẫu, sinh hóa trên đường tiêu hóa và không đáp ứng với phác đồ điều trị thông thường.
Alosetron là một chất đối kháng mạnh và chọn lọc trên thụ thể 5-HT3, các thụ thể này bản chất là các kênh cation, phân bố chủ yếu ở các tế bào thần kinh ruột trên đường tiêu hóa cũng như trên thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Sự hoạt hóa các kênh này dẫn đến quá trình khử cực màng tế bào thần kinh nên có tác dụng điều hòa chứng đau nội tạng, sự vận động của đại tràng, con đường bài tiết của đường tiêu hóa và một số quá trình khác liên quan tới sinh lý bệnh của hội chứng ruột kích thích.
Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3 gây ức chế sự hoạt hóa các kênh cation không chọn lọc, làm đến ảnh hưởng chức năng điều hòa hệ thần kinh ruột.
Sinh khả dụng của thuốc khoảng 50–60%, Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 1 giờ. Thức ăn làm giảm 25% khả năng hấp thu và làm chậm thời gian đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 15 phút. Sử dụng thuốc ở người cao tuổi, nồng độ thuốc trong trong máu có thể tăng lên 40%.
Thuốc có liên kết với protein huyết tương khoảng 82%. Thể tích phân bố khoảng 65 - 95L
Thuốc Alosetron bị chuyển hóa nhiều ở gan bởi các isoenzyme như CYP1A2, CYP3A4 và 2C9 tạo thành các chất chuyển hóa có nồng độ thấp nên không biểu hiện hoạt tính.
Thuốc được bài tiết chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa, thải trừ qua thận khoảng 74%, và qua mật khoảng 11%.
Thời gian bán thải khoảng 1,5 giờ.
Các thuốc ức chế hoặc cảm ứng CYP1A2, 3A4, hoặc 2C9 có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ trong máu của thuốc alosetron khi được sử dụng đồng thời.
Fluvoxamine làm tăng nồng độ của thuốc alosetron trong máu khoảng 6 lần và tăng thời gian bán thải lên 3 lần.
Các thuốc chống nấm azole (như itraconazole, ketoconazole, voriconazole), nhóm kháng sinh quinolone, macrolid (như clarithromycin, telithromycin) hoặc các chất ức chế protease, cimetidine có thể gây tăng nồng độ trong máu của alosetron khi dùng đồng thời.
Thuốc Alosetron có thể làm tăng tác dụng trị táo bón của các thuốc có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích khác (như eluxadoline), tránh sử dụng kết hợp trừ khi có chỉ định.
Alosetron có thể gây ra hội chứng serotonin hoặc tình trạng nhiễm độc serotonin khi được sử dụng cùng với các thuốc tác động lên hệ serotonin.
Thuốc Alosetron có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của apomorphine.
Alosetron có thể làm tăng nồng độ các thuốc chuyển hóa qua N –acetyltransferase như (procainamide, isoniazid, hydralazine).
Khói thuốc lá có thể làm giảm nồng độ thuốc alosetron trong máu.
Quá mẫn với hoạt chất alosetron hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân đang bị táo bón, có tiền sử táo bón nặng, mạn tính hoặc có các biến chứng liên quan tới táo bón.
Tiền sử tắc ruột, hẹp đường ruột, phình đại tràng, thủng và/hoặc dính đường tiêu hóa.
Tiền sử viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, suy giảm tuần hoàn máu ở ruột, viêm tắc tĩnh mạch hoặc tăng tình trạng đông máu.
Tiền sử bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính), viêm loét đại tràng hoặcviêm túi thừa ở đại tràng.
Tiền sử suy gan nặng.
Sử dụng đồng thời với fluvoxamine.
Liều khởi đầu: Uống 0,5 mg x 2 lần/ngày. Nếu xảy ra tình trạng táo bón ở liều này, tạm thời ngừng sử dụng thuốc cho đến khi hết táo bón, sau đó có thể bắt đầu lại với liều 0,5 mg x 1 lần/ngày. Nếu vẫn có tình trạng táo bón tái phát trở lại, ngừng điều trị ngay lập tức.
Liều duy trì: Uống 0,5 mg x 2 lần/ngày, nếu bệnh nhân dung nạp được và triệu chứng IBS được kiểm soát tốt. Nếu bệnh nhân dung nạp thuốc nhưng các triệu chứng không không được kiểm soát đầy đủ sau 4 tuần điều trị, có thể xem xét tăng liều lên 1 mg x 2 lần/ngày. Nếu tiếp tục không có hiệu quả điều trị sau 4 tuần kế tiếp, nên ngừng chỉ định alosetron.
Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy nặng, đầy hơi, đau dạ dày, viêm dạ dày ruột, bệnh trĩ, mệt mỏi, nhức đầu, nhiễm trùng đường hiết niệu, co thắt cơ, ho viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Loạn nhịp nhanh, khó tiêu, co thắt đường tiêu hóa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, các biến chứng nghiêm trọng của táo bón (ví dụ như tắc nghẽn, thủng ruột, tắc ruột, hẹp đường ruột, phình đại tràng), loạn nhịp thở, ha đường huyết, khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, chuột rút, rối loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể, lo lắng, đổ mồ hôi, nổi mày đay, tiểu nhiều.
Xuất huyết, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm thanh quản, rối loạn chuyển hóa canxi và photphat, tăng đường huyết, giảm chức năng vùng dưới đồi/tuyến yên, mất cân bằng nước và điện giải, viêm đại tràng, viêm túi thừa, đại tiện ra máu, giảm nhu động ruột, tắc nghẽn đường tiêu hóa, viêm dạ dày - tá tràng - ruột, nồng độ bilirubin bất thường, viêm túi mật, nhạy cảm với ánh sáng, đau khớp, đau xương, co cứng cơ, suy giảm trí nhớ, run rẩy, mơ màng, rối loạn nhận thức, rối loạn vị giác, lú lẫn, an thần, trầm cảm, cảm giác bỏng rát, nóng lạnh bất thường, rối loạn chức năng sinh dục, xuất huyết đường sinh dục, nhiễm trùng, nhiễm nấm, viêm bàng quang, đa niệu, rụng tóc hoặc rụng tóc từng mảng, mụn trứng cá, viêm nang lông, phản ứng dị ứng da, chàm da, nhiễm trùng da, viêm da.
Đau đầu, phát ban, viêm mạc treo ruột do thiếu máu cục bộ, co thắt, thủng, loét ruột.
Thuốc Alosetron gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tiêu hóa, trong đó bao gồm chứng viêm đại tràng thiếu máu cục bộ và các biến chứng nặng của táo bón. Ở một số trường hợp, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, truyền máu hoặc phẫu thuật, ngoài ra còn có thể gây tử vong.
Các biến chứng nghiêm trọng của táo bón: Một số bệnh nhân đã gặp phải biến chứng táo bón nghiêm trọng (tắc ruột, thủng ruột, hẹp ruột, phình đại tràng, thiếu máu cục bộ ruột thứ phát) như mà không có dấu hiệu báo trước. Trong một số trường hợp, cần phải phẫu thuật đường ruột, bao gồm cả phẫu thuật cắt bỏ ruột. Nguy có gặp biến chứng có thể tăng lên ở bệnh nhân cao tuổi, suy nhược, hoặc những người đang dùng thuốc làm giảm nhu động ruột. Ngừng thuốc ở bệnh nhân gặp tình trạng táo bón.
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ: Mặc dù xảy ra không thường xuyên nhưng có thể nguy hiểm tính mạng. Nên ngừng sử dụng thuốc alosetron ngay lập tức ở những bệnh nhân có các dấu hiệu của viêm đại tràng thiếu máu cục bộ như chảy máu trực tràng, tiêu chảy ra máu, đau bụng mới xảy ra hoặc nặng hơn, đồng thời đánh giá kịp thời và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán thích hợp. Không nên tiếp tục điều trị ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ.
Ở bệnh nhân suy gan, nồng độ alosetron và các chất chuyển hóa có thể tăng lên dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó thận trọng khi sử dụng alosetron cho bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình. Chống chỉ định cho bệnh nhân suy gan nặng.
Phân loại: Loại B
Không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về việc sử dụng alosetron ở phụ nữ có thai. Do đó, chỉ sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu thật sự cần thiết.
Không biết liệu alosetron có phân phối được vào sữa ở mẹ hay không. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Chưa có thông tin về ảnh hưởng của alosetron đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng khi sử dụng thuốc khi thực hiện các công việc này cho đến khi biết thuốc ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân.
Quá liều và độc tính
Liều uống riêng lẻ lên đến 16 mg (cao gấp 8 lần tổng liều khuyến cáo hằng ngày) đã được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng mà không có phản ứng phụ đáng kể. Tuy nhiên, khi dùng quá liều aloseton có thể ức chế quá trình chuyển hóa, thải trừ, từ đó làm giảm tác dụng của một số thuốc khác.
Cách xử lý khi quá liều Alosetron
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho quá liều thuốc alosetron, chủ yếu chỉ định một số điều trị hỗ trợ thích hợp.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy bổ sung càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục với liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Alosetron
Ngày cập nhật: 29/06/2021