Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Lornoxicam
Loại thuốc
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 4 mg, 8 mg.
Thuốc Lornoxicam chỉ định trong các trường hợp sau:
Lornoxicam thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid nhóm oxicam, có tác dụng giảm đau kháng viêm và hạ sốt.
Cơ chế tác động: Lornoxicam sau khi hấp thu vào tuần hoàn chung, thuốc ức chế mạnh và không chọn lọc enzyme cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), dẫn đến giảm tổng prostaglandin – chất trung gian gây viêm, đau, sốt từ arachidonic acid.
Không giống các NSAID khác, sự ức chế cyclooxygenase của Lornoxicam không làm gia tăng tổng hợp leukotriene, dẫn đến giảm thiểu khả năng gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Sau khi uống, Lornoxicam được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn vào tuần hoàn chung. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 – 2 giờ.
Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 90 – 100%. Không bị ảnh hưởng của chuyển hoá bước đầu qua gan. Dùng chung Lornoxicam với các chất kháng acid không làm ảnh hưởng dược động học của thuốc.
Lornoxicam được tìm thấy trong huyết tương ở dạng nguyên vẹn và chất chuyển hoá hydroxyl không có tác dụng dược lý. 99% liên kết với protein huyết tương Lornoxicam (chủ yếu là liên kết với albumin) và không phụ thuộc nồng độ.
Lornoxicam được chuyển hoá hoàn toàn bởi CYP 2C9 thành 5’-hydroxy-lornoxicam.
Khoảng 2/3 liều Lornoxicam được đào thải qua gan và 1/3 còn lại đào thải qua thận dưới dạng không hoạt tính. Thời gian bán thải khoảng 3 – 4 giờ.
Tác động của Lornoxicam đến các thuốc khác:
Làm tăng nồng độ cimetidine trong huyết tương.
Tăng thời gian chảy máu khi phối hợp với warfarin, thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurea.
Tăng nguy cơ biến cố trên đường tiêu hoá và tim mạch khi phối hợp với aspirin hoặc các NSAID khác.
Giảm tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thiazide và tiết kiệm kali.
Giảm tác dụng của thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II; và tăng nguy cơ gây suy thận cấp.
Tăng nguy cơ tụ máu ngoài tuỷ sống hay ngoài màng cứng trong thủ thuật gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng có sử dụng heparin.
Tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết tiêu hoá khi phối hợp với corticoid, thuốc ức chế chọn lọc serotonin (SSRI).
Lornoxicam được chuyển hoá qua CYP2C9, do đó có thể tương tác với thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzyme này như tranylcypromin, rifampicin, phenytoin, amiodarone, miconazole…
Tăng nồng độ và độc tính của các thuốc chống ung thư như tacrolimus, pemetrexed, cyclosporine, methotrexate…
Giảm độ thanh thải của digoxin.
Tăng nguy cơ co giật khi phối hợp kháng sinh nhóm quinolon.
Tăng nồng độ lithium trong máu, gây độc tính ở liều điều trị.
Thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc (khoảng 20%), vì vậy không nên dùng thuốc cùng thức ăn trong trường hợp cần giảm đau nhanh.
Cũng như các NSAID khác, Lornoxicam có thể gây ra loét và xuất huyết dạ dày. Nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn này tăng khi bệnh nhân sử dụng rượu trong quá trình điều trị.
Không chỉ định Lornoxicam trong những trường hợp sau:
Có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng như: Co thắt phế quản, viêm mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay với lornoxicam, cũng như các NSAID khác, kể cả aspirin.
Xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não.
Rối loạn chảy máu và đông máu.
Loét dạ dày tiến triển hoặc có tiền sử loét dạ dày tái phát.
Suy thận nặng (creatinin huyết thanh > 700 μmol/L).
Suy tim nặng.
Giảm số lượng tiểu cầu.
Người lớn (bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên)
Điều trị đau cấp:
Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp:
Trẻ em
Bệnh nhân suy gan, suy thận
Suy thận mức độ nhẹ - trung bình dùng liều tối đa: 12 mg/ngày, chia thành nhiều lần.
Bệnh nhân suy gan mức độ trung bình dùng liều tối đa: 12 mg/ngày, chia thành nhiều lần.
Thuốc Lornoxicam dùng qua đường uống, nên dùng thuốc với nhiều nước. Không nên uống thuốc với thức ăn vì sẽ giảm hấp thu thuốc.
Nhức đầu nhẹ và thoáng qua, chóng mặt. Viêm kết mạc...
Chán ăn, thay đổi cân nặng. Mất ngủ, trầm cảm. Ù tai...
Viêm họng hạt. Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, kéo dài thời gian chảy máu. Bầm tím.
Quá mẫn (phản ứng phản vệ và sốc phản vệ). Lú lẫn, lo lắng, kích động. Buồn ngủ, loạn cảm, rối loạn chức năng thần kinh, run, đau nửa đầu. Viêm màng não vô trùng. Rối loạn thị giác....
Chưa có thông tin.
Tương tự các thuốc có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin khác, Lornoxicam cũng có thể gây ra các phản ứng không mong muốn trên phụ nữ có thai như sau:
Vì vậy phải thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ có thai 6 tháng đầu và chống chỉ định hoàn toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chưa có nghiên cứu chứng minh Lornoxicam có khả năng bài tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, cũng không khuyến cáo kê đơn cho đối tượng này.
Bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ nên phải thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc.
Quá liều và độc tính
Chưa ghi nhận trường hợp quá liều Lornoxicam.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi sử dụng Lornoxicam quá liều có thể giống tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, chóng mặt, rối loạn thị giác. Triệu chứng nặng có thể là co giật, tổn thương gan thận, rối loạn đông máu và thậm chí là hôn mê.
Cách xử lý khi quá liều
Nếu ngộ độc nhẹ, có thể đợi cơ thể tự động đào thải thuốc vì thời gian bán thải của Lornoxicam khá ngắn.
Có thể rửa dạ dày hoặc uống than hoạt tính để loại trừ và ngăn thuốc hấp thu vào tuần hoàn chung. Dùng misoprostol hoặc ranitidin để điều trị rối loạn tiêu hoá,
Không thể loại trừ Lornoxicam trong huyết tương bằng thẩm tách máu.
Uống ngay một liều khi nhớ ra, nhưng nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên. Không được sử dụng gấp đôi liều đã được chỉ định.
Tên thuốc: Lornoxicam
1) DrugbankVN: https://drugbank.vn/thuoc/Vocfor&VD-29002-18
https://drugbank.vn/thuoc/Larfix-Tablets-4-mg&VN-19774-16
2) Go.drugbank: https://go.drugbank.com/drugs/DB06725
3) Drugs.com: https://www.drugs.com/article/pain-medications-alcohol.html
4) MRI: https://mri.cts-mrp.eu/human/downloads/DK_H_0123_001_FinalSPC_4of4.pdf