Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược chất/
  3. Zonisamide

Zonisamide: Thuốc chống co giật, trị động kinh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Zonisamide

Loại thuốc

Thuốc chống động kinh

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang cứng 25, 50, 100 mg.

Hỗn dịch uống 20 mg/ml.

Chỉ định

Thuốc Zonisamide có thể dùng đơn trị liệu hoặc là liệu pháp hỗ trợ trong điều trị động kinh khởi phát khu trú (động kinh cục bộ) ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em 6 tuổi trở lên.

Dược lực học

Zonisamide là một dẫn xuất benzisoxazole, là một loại thuốc chống động kinh với hoạt tính anhydrase carbonic yếu.

Cơ chế hoạt động của zonisamide vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thuốc Zonisamide tác động trên các kênh natri và canxi nhạy cảm với điện thế, do đó làm gián đoạn quá trình kích hoạt đồng bộ của tế bào thần kinh, làm giảm sự lan truyền của các cơn động kinh và ngăn chặn cơn động kinh tiếp theo. Zonisamide cũng có tác dụng điều biến ức chế tế bào thần kinh qua trung gian GABA.

Động lực học

Hấp thu

Thuốc Zonisamide được hấp thu gần như hoàn toàn sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 2-5 giờ sau khi dùng thuốc. Sinh khả dụng tuyệt đối được ước tính khoảng 100% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, mặc dù nồng độ đỉnh trong huyết tương có thể bị trì hoãn. Nồng độ thuốc đạt trạng thái ổn định sau 13 ngày.

Phân bố

Zonisamide liên kết với protein huyết tương ở người khoảng 40 - 50%, các nghiên cứu cho thấy điều này không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các thuốc chống động kinh khác (phenytoin, phenobarbitone, carbamazepine, natri valproate). Zonisamide được phân phối rộng rãi đến các mô, thể tích phân bố biểu kiến ​​khoảng 1,1 - 1,7 L/ kg ở người lớn.

Chuyển hóa

Thuốc Zonisamide được chuyển hóa chủ yếu thông qua sự phân cắt khử vòng benzisoxazole bởi CYP3A4 để tạo thành 2-sulphamoylacetylphenol (SMAP) và một phần nhỏ được chuyển hóa thông qua quá trình N-acetyl hóa. Zonisamide và SMAP cũng được chuyển hóa thông qua quá trình glucuronid hóa.

Thải trừ

Độ thanh thải của thuốc Zonisamide ở trạng thái ổn định sau khi uống khoảng 0,7 L/h và thời gian bán thải khoảng 60 giờ khi không có chất cảm ứng CYP3A4. Zonisamide và các chất chuyển hóa được thải trừ qua nước tiểu.

Độ thanh thải ở thận của thuốc zonisamide tương đối thấp (khoảng 3,5 ml/ phút), khoảng 15 - 30% liều dùng được thải trừ dưới dạng không đổi.

Tương tác thuốc

Tương tác Zonisamide với các thuốc khác

Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc zonisamide với các chất ức chế anhydrase carbonic như topiramate và acetazolamide ở người lớn và không được dùng ở bệnh nhân nhi.

Cần thận trọng khi thay đổi liều, bắt đầu/ngừng điều trị với thuốc zonisamide ở những bệnh nhân đang dùng các thuốc là chất nền của P-gp (digoxin, quinidine).

Nếu cần dùng đồng thời zonisamide với các chất gây cảm ứng enzyme CYP3A4 (phenytoin, carbamazepine, phenobarbitone), bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều dùng khi cần thiết.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Zonisamide cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với hoạt chất, sulphonamid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Dị ứng với đậu phộng hoặc đậu nành.

Liều lượng & cách dùng

Liều dùng Zonisamide

Người lớn

Phác đồ điều trị

Liều theo từng giai đoạn điều trị

Liều duy trì

Đơn trị liệu - Bệnh nhân người lớn mới được chẩn đoán

Tuần 1+2

Tuần 3+4

Tuần 5+6

300 mg/ 1 lần/ ngày

Nếu cần dùng liều cao hơn: Tăng từ 100 mg đến tối đa 500 mg khoảng 2 tuần 1 lần.

100 mg/ 1 lần/ ngày

200 mg/ 1 lần/ ngày

300 mg/ 1 lần/ ngày

Điều trị hỗ trợ với các chất cảm ứng CYP3A4

Tuần 1+2

Tuần 3+4

Tuần 5+6

300 - 500 mg/ ngày, chia làm 1 lần hoặc 2 lần/ ngày.

25 mg/ 2 lần/ ngày

50 mg/ 2 lần/ ngày

Tăng thêm 100 mg/ ngày mỗi 1 tuần

Điều trị hỗ trợ với các chất không gây cảm ứng CYP3A4 hoặc ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan

Tuần 1+2

Tuần 3+4

Tuần 5+6

300 - 500 mg/ ngày, chia làm 1 lần hoặc 2 lần/ ngày.

Một số bệnh nhân có thể đáp ứng với liều thấp hơn.

25 mg/ 2 lần/ ngày

50 mg/ 2 lần/ ngày

Tăng thêm 100 mg/ ngày mỗi 2 tuần

Thông tin về việc sử dụng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi còn hạn chế nên thận trọng khi bắt đầu điều trị.

Trẻ em

Phác đồ điều trị

Liều theo từng giai đoạn điều trị

Liều duy trì

Điều trị hỗ trợ với các chất cảm ứng CYP3A4

Tuần 1

Tuần 2 đến 8

Bệnh nhân cân nặng từ 20 đến 55 kg

Bệnh nhân cân nặng > 55 kg

1 mg/ kg/ 1 lần/ ngày

Tăng thêm 1mg/ kg/ 1 lần/ ngày mỗi 1 tuần

6-8mg/ kg/ 1 lần/ ngày

300-500 mg/ 1 lần/ ngày

Điều trị hỗ trợ với các chất không gây cảm ứng CYP3A4

Tuần 1+2

Từ tuần 3 trở đi

6-8mg/ kg/ 1 lần/ ngày

300-500 mg/ 1 lần/ ngày

1 mg/ kg/ 1 lần/ ngày

Tăng thêm 1mg/ kg/ 1 lần/ ngày mỗi 2 tuần

Tính an toàn và hiệu quả của zonisamide ở trẻ em dưới 6 tuổi hoặc những người dưới 20 kg vẫn chưa được xác định.

Đối tượng khác

Suy gan

Việc sử dụng ở bệnh nhân suy gan chưa được nghiên cứu. Do đó không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân suy gan nặng. Cần thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình và có thể phải hiệu chỉnh liều.

Suy thận

Cần phải thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân suy thận. Zonisamide và các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận nên ngưng dùng thuốc ở những bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc khi creatinine huyết thanh tăng đáng kể.

Cách dùng

Khi ngừng điều trị zonisamide nên giảm liều từ từ mỗi tuần theo bảng sau:

Cân nặng

Mức giảm liều mỗi tuần

20-28 kg

25-50 mg/ 1 lần/ngày

29-41 kg

50-75 mg/ 1 lần/ngày

42-55 kg

100 mg/ 1 lần/ngày

>55 kg

100 mg/ 1 lần/ngày

Tác dụng phụ

Thường gặp khi dùng Zonisamide

Chán ăn, kích động, cáu gắt, lú lẫn, suy nhược, mất điều hòa, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ;

Nhìn đôi, giảm bicarbonate, vết bầm tím, quá mẫn cảm, lo lắng, mất ngủ, rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh, rung giật nhãn cầu, rối loạn ngôn ngữ;

Gây mê, run, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn;

Phát ban, ngứa, rụng tóc, sỏi thận, mệt mỏi, giảm cân, phù ngoại vi, sốt, các triệu chứng giống cúm.

Ít gặp

Viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, hạ kali máu, giận dữ, gây hấn, tự sát, co giật, nôn, viêm túi mật, sỏi mật, sỏi thận.

Hiếm gặp

Thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu, nổi hạch;

Quá mẫn, phát ban, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm toan ống thận;

Ảo giác, hôn mê, co giật, nhược cơ, hội chứng ác tính thần kinh, trạng thái động kinh;

Tăng nhãn áp góc đóng, suy giảm thị lực, đau mắt;

Rối loạn hô hấp, viêm phổi, viêm tụy, tổn thương tế bào gan, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc;

Giảm tiết mồ hôi, ban đỏ, tiêu cơ vân, suy thận, tăng creatine phosphokinase, tăng creatinin huyết, tăng ure huyết, rối loạn chức năng gan, sốc nhiệt.

Lưu ý

Lưu ý chung khi dùng Zonisamide

Điều trị bằng zonisamide có thể xảy ra phát ban nghiêm trọng bao gồm cả các trường hợp hội chứng Stevens-Johnson. Phải cân nhắc việc ngừng dùng zonisamide ở những bệnh nhân phát ban không rõ nguyên nhân.

Việc ngừng dùng thuốc zonisamide ở bệnh nhân động kinh phải được thực hiện bằng cách giảm liều từ từ để giảm khả năng co giật.

Zonegran là một dẫn xuất benzisoxazole có chứa nhóm sulphonamide. Các phản ứng bất lợi liên quan đến thuốc có chứa nhóm sulphonamide bao gồm phát ban, phản ứng dị ứng, các rối loạn huyết học nghiêm trọng, bao gồm cả thiếu máu bất sản, rất hiếm khi có thể gây tử vong.

Hội chứng bao gồm cận thị cấp tính liên quan đến bệnh tăng nhãn áp góc đóng thứ phát đã được báo cáo ở bệnh nhân người lớn và trẻ em dùng zonisamide. Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tăng nhãn áp do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các di chứng nghiêm trọng bao gồm mất thị lực vĩnh viễn. Thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn mắt với zonisamide.

Bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu có ý định và thực hiện hành vi tự sát và nên xem xét điều trị thích hợp.

Sử dụng zonisamide có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận với các triệu chứng liên quan như đau quặn thận hoặc đau hạ sườn. Uống nhiều nước có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải.

Điều trị bằng zonisamide có thể gây nhiễm toan tăng clo huyết.

Các trường hợp giảm tiết mồ hôi và tăng nhiệt độ cơ thể được báo cáo chủ yếu ở bệnh nhi. Thận trọng khi dùng zonisamide ở bệnh nhân được kê đơn với các thuốc khác có thể gây rối loạn liên quan đến nhiệt độ (chất ức chế anhydrase carbonic, các thuốc có hoạt tính kháng cholinergic).

Ở những bệnh nhân dùng zonisamide có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của viêm tụy, khuyến cáo nên theo dõi nồng độ lipase và amylase của tụy. Nếu viêm tụy có biểu hiện rõ ràng nhưng không xác định được nguyên nhân thì nên cân nhắc việc ngưng dùng zonisamide.

Ở những bệnh nhân dùng zonisamide có các triệu chứng như bị đau và / hoặc yếu cơ nghiêm trọng nên đánh giá các dấu hiệu tổn thương cơ bao gồm nồng độ creatine phosphokinase và aldolase trong huyết thanh.

Thuốc Zonisamide có thể làm giảm cân.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong vòng 1 tháng sau khi ngừng sử dụng zonisamide.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Zonisamide không được sử dụng cho phụ nữ có thai trừ khi thật cần thiết hoặc khi lợi ích tiềm năng lớn hơn nguy cơ đối với thai nhi. Bệnh nhân nên được thông báo đầy đủ về nguy cơ có thể gây hại cho thai nhi và nên sử dụng liều tối thiểu có hiệu quả cùng với việc theo dõi đánh giá nguy cơ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Zonisamide được bài tiết qua sữa mẹ, nồng độ trong sữa mẹ tương tự như trong huyết tương của mẹ. Phải cân nhắc giữa việc ngừng cho con bú và ngừng điều trị zonisamide. Do thời gian lưu giữ của zonisamide trong cơ thể kéo dài, nên cho con bú sau 1 tháng kể từ khi kết thúc điều trị bằng zonisamide.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, buồn ngủ, khó tập trung là một trong những tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là trong thời gian đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều. Bệnh nhân cần được lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Đã có những trường hợp quá liều do vô tình và cố ý ở bệnh nhân người lớn và trẻ em. Trong một số trường hợp, quá liều không có triệu chứng, đặc biệt khi nôn hoặc rửa sạch ngay lập tức.

Trong các trường hợp khác, quá liều gây ra các triệu chứng như buồn ngủ, buồn nôn, viêm dạ dày, rung giật nhãn cầu, rung giật cơ, hôn mê, nhịp tim chậm, giảm chức năng thận, hạ huyết áp và ức chế hô hấp.

Cách xử lý khi quá liều thuốc Zonisamide

Không có thuốc giải độc cụ thể cho điều trị quá liều thuốc zonisamide.

Sau khi nghi ngờ sử dụng thuốc quá liều xảy ra trong thời gian ngắn thì tiến hành loại thuốc khỏi dạ dày bằng cách rửa dạ dày hoặc gây nôn cùng với các biện pháp phòng ngừa thông thường để bảo vệ đường thở. Zonisamide có thời gian bán thải dài nên tác dụng của thuốc có thể dai dẳng. Thẩm tách máu có thể làm giảm nồng độ zonisamide trong huyết tương ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo